NHIỆT ĐIỆN THÁI BÌNH 1
Tên Công Trình: NHIỆT ĐIỆN THÁI BÌNH 1
Loại Công Trình: Nhiệt điện
Nhà Thầu : HSING SHENG Co.,Ltd.
Cung cấp: Tủ bảng điện
Năm xây dựng : 2015
Địa Chỉ: Xã Mỹ Lộc, Huyện Thái Thụy, Tỉnh Thái Bình
Tên Công Trình: NHIỆT ĐIỆN THÁI BÌNH 1
Loại Công Trình: Nhiệt điện
Nhà Thầu : HSING SHENG Co.,Ltd.
Cung cấp: Tủ bảng điện
Năm xây dựng : 2015
Địa Chỉ: Xã Mỹ Lộc, Huyện Thái Thụy, Tỉnh Thái Bình
Tên Công Trình: NHIỆT ĐIỆN DUYÊN HẢI 3 MỞ RỘNG
Loại Công Trình: Nhiệt điện
Nhà Thầu : NAM THINH Co., Ltd, VIET TIN Co., Ltd, POWER CHINA
Cung cấp: Tủ bảng điện
Năm xây dựng : 2017
Địa Chỉ: Xã Dân Thanh, Huyện Duyên Hải, Tỉnh Trà Vinh
Tên Công Trình: NHÀ MÁY TÔN ĐÔNG Á
Loại Công Trình: Công nghiệp
Nhà Thầu : CEE Co., Ltd
Cung cấp: Tủ bảng điện
Năm xây dựng : 2016-2017
Địa Chỉ: Số 5, Đường số 5, Khu công nghiệp Sống Thần 1, Thi xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
Tên Công Trình: NHÀ MÁY XỬ LÍ NƯỚC PEPSICO QUẢNG NAM
Loại Công Trình: Xử lí nước
Nhà Thầu : KOBELCO Co., Ltd.
Cung cấp: Tủ bảng điện -PLC-HDMI
Năm xây dựng : 2016
Địa Chỉ: Lô 10, Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, Tỉnh Quảng Nam
Tên Công Trình: NHIỆT ĐIỆN DUYÊN HẢI 1
Loại Công Trình: Nhiệt điện
Nhà Thầu : GEDI Co., Ltd
Cung cấp: Tủ bản điện
Năm xây dựng : 2015
Địa Chỉ: Xã Dân Thanh, Huyện Duyên Hải, Tỉnh Trà Vinh
Với việc khởi công xây dựng nhà máy điện mặt trời tại xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát), chỉ trong gần 4 tháng, Bình Định đã đón dự án điện mặt trời thứ 2 khởi công xây dựng với hy vọng thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương và đóng góp vào nguồn năng lượng quốc gia.
Công ty CP Tập đoàn Trường Thành Việt Nam (TTVN Group, Hà Nội) phối hợp với Công ty Quadran International (thuộc Tập đoàn Lucia Holding, CH Pháp) vừa tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà máy điện mặt trời tại xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát.
Dự án Nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp huyện Phù Cát có tổng diện tích 62 ha, công suất thiết kế 49,5 MW, tổng vốn đầu tư gần 1.140 tỷ đồng do Công ty CP năng lượng và công nghệ cao Bình Định làm chủ đầu tư. Nhà thầu thiết kế thi công lắp đặt dự án là công ty năng lượng tái tạo Juwi (CHLB Đức).
Dự án được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương đầu tư vào ngày 1/12/2017 và được Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 – 2025, xét đến 2035.
Theo cam kết của Chủ đầu tư dự án và nhà thầu thi công, dự án Nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp sẽ đi vào hoạt động từ quý 2/2019, góp phần bổ sung thêm công suất phát điện cho địa phương, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, tạo điều kiện cho việc phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ông Hồ Quốc Dũng đánh giá cao sự nỗ lực của chủ đầu tư và nhà thầu thi công đã nhanh chóng hoàn tất các thủ tục pháp lý đầu tư và triển khai dự án. Công trình hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiểu phát thải nhà kính hạn chế tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu, phù hợp với chủ trương phát triển của Chính phủ .
Trước đó, vào tháng 4/2018, Công ty cổ phần Fujiwara (Nhật Bản) đã khởi công dự án Nhà máy điện mặt trời và điện gió Fujiwara Bình Định. Dự án nhà máy điện mặt trời kết hợp với điện gió có tổng quy mô công suất 100 MW, vốn đầu tư 63,69 triệu USD, được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn I, xây dựng Nhà máy điện mặt trời công suất 50 MW tại sườn phía Tây núi Phương Mai, Khu kinh tế Nhơn Hội với diện tích 60 ha sẽ đi vào hoạt động từ tháng 2/2019.
Giai đoạn II đầu tư Nhà máy điện gió công suất 50 MW tại sườn núi Bà, thôn Tân Thanh, xã Cát Hải (huyện Phù Cát) với quy mô từ 200 – 250ha, dự kiến đi vào hoạt động năm 2020.
Sẽ sản xuất từ quý IV/2018
Thông tin với phóng viên Báo Đầu tư, ông Chan See Chong, Tổng giám đốc Công ty TNHH sản xuất First Solar Việt Nam cho biết, Công ty vừa tiếp nhận đợt thiết bị đầu tiên của quy trình sản xuất tấm module năng lượng mặt trời Series 6. Thiết bị này là bộ phận chính của máy mạ phủ Vapor Transport Deposition (VTD) – thiết bị được dùng để phủ chất bán dẫn lên mặt kính.
. |
Ông Chan See Chong cho biết, Dự án Sản xuất pin năng lượng mặt trời tại Khu công nghiệp Đông Nam (TP.HCM) đã hoàn thành việc xây dựng nhà máy đầu tiên. Mới đây, Công ty đã đầu tư thêm 360 triệu USD để xây dựng nhà máy thứ hai có công suất 1,2 GW.
“Nhà máy First Solar đầu tiên sẽ sản xuất module năng lượng mặt trời Series 6 từ quý IV/2018. Khi cả hai nhà máy đi vào sản xuất, tổng công suất của First Solar sẽ đạt đến 2,4G W/năm”, ông Chan See Chong nói.
Thông tin từ Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM cho biết, lần điều chỉnh gần nhất, Dự án đã tăng thêm vốn thêm hơn 62 triệu USD, đưa tổng mức đầu tư lên hơn 1,066 tỷ USD. Đồng thời, nhà đầu tư điều chỉnh tăng công suất của nhà máy lên gấp đôi, với khoảng 5,31 triệu module/năm, so với công suất dự kiến ban đầu là 2,655 triệu module/năm. Dự kiến, sản phẩm làm ra tại đây chủ yếu sẽ được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và châu Âu.
First Solar hiện có 3 cơ sở sản xuất chính trên toàn cầu, đó là ở Hoa Kỳ, Malaysia và Việt Nam. Tập đoàn đã quyết định đầu tư 1,4 tỷ USD cho công nghệ sản xuất tấm module năng lượng mặt trời Series 6. Trong đó, riêng khoản đầu tư cho 2 nhà máy được xây dựng tại Việt Nam, theo công bố của First Solar, là 830 triệu USD.
First Solar tự tin vào khả năng cạnh tranh
Trên thế giới hiện có 2 công nghệ chủ yếu để sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời, đó là công nghệ đa tinh thể silicon và công nghệ màng mỏng. Theo đó, công nghệ đa tinh thể silicon phần lớn là do các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất và có thể cung cấp hơn 2/3 số tấm pin mặt trời cho thị trường toàn cầu. Sự phổ biến của các tấm pin năng lượng mặt trời theo công nghệ này được cho là một trong những lý do chính khiến giá sản phẩm này sụt giảm 80% trong giai đoạn 2008 – 2013.
Tuy nhiên, theo đại diện của First Solar, việc sản xuất pin năng lượng mặt trời công nghệ màng mỏng Series 6, với nhiều sự khác biệt, ưu điểm nổi trội, sẽ là đối trọng cạnh tranh sòng phẳng với các công nghệ truyền thống.
Chỉ số chuyển đổi hiệu năng, tức là từ quang năng thành điện năng của dòng sản phẩm này là 18%, thậm chí có thể đạt trên 20%. Về lý thuyết, First Solar hoàn toàn có thể tiếp tục gia tăng hệ số chuyển đổi. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh sản xuất theo công nghệ truyền thống vẫn chưa thể đạt đến chỉ số này.
Giá cả là một trong những yếu tố quyết định trong cạnh tranh. Tuy nhiên, điều này không chỉ liên quan đến chi phí của năng lượng mặt trời, mà còn liên quan đến chi phí của năng lượng nói chung so với các loại năng lượng khác. Công nghệ thế hệ 6 sẽ đáp ứng được vấn đề này vì tính kinh tế cao gấp 3 lần so với các công nghệ truyền thống nhờ vào việc giúp giảm chi phí sản xuất đáng kể.
Với vũ khí chính là công nghệ mới nhất và sự đầu tư mạnh về vốn đầu tư cho các nhà máy tại Việt Nam cũng như tại Malaysia, có thể thấy, First Solar “đặt cược” cho việc cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ lớn nhất.
Cuộc đua mới bắt đầu, thời gian sẽ là câu trả lời chính xác nhất cho việc bên nào sẽ giành ưu thế. Nhưng có một điều khá chắc chắn là, thị trường sẽ được hưởng lợi từ sự cạnh tranh này, trong đó có các dự án điện mặt trời và khách hàng tại Việt Nam.
“Việt Nam đang có tham vọng hướng đến phát triển năng lượng xanh, do đó, chúng tôi hy vọng có thể đáp ứng được kỳ vọng này. Việt Nam là một thị trường rất mới, chúng tôi mong muốn trong thời gian tới sẽ có nhiều cuộc trao đổi với các cấp chính quyền và các nhà phát triển, đặc biệt là các nhà phát triển bất động sản, phát triển các dự án về năng lượng mặt trời, để tìm hiểu và đáp ứng được các kỳ vọng của thị trường Việt Nam”, đại diện của First Solar nói.
Tên Công Trình: CÔNG TY GIẤY VINA KRAFT (ETP2)
Loại Công Trình: Công Nghiệp (Xử Lý Nước Thải)
Hạng Mục : Thi Công M&E – Hệ Thống Tự Động SCADA
Quy Mô : 300m3/H
Năm Thi Công : 2016 – 2017
Địa Chỉ: KCN Mỹ Phước 3, H. Bến Cát, T. Bình Dương
Tên Công Trình: Chung Cư Khang Việt
Loại Công Trình: Dân dụng – Cao tầng
Hạng Mục : Thi Công M&E
Quy Mô : 8000m2 (18 tầng + 1 tầng hầm)
Năm Thi Công : 2016 – 2017
Địa Chỉ: P. Phú Hữu, Q.9, HCM