tu-bang-dien-thang-mang-cap-nha-thau-co-dien

"Quản lý hiệu quả. Nâng cao thỏa mãn khách hàng"

 

  • vi
  • en

Vượt quy hoạch điện mặt trời, Bộ Công Thương vẫn muốn bổ sung 17 dự án

Các dự án điện mặt trời xin bổ sung vào quy hoạch đều có công suất dưới 50 MWp và phần lớn ở miền Trung, miền Nam.

Trong một văn bản truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Văn phòng Chính phủ cho biết, lãnh đạo Chính phủ đồng ý với kiến nghị xin bổ sung 17 dự án điện mặt trời của Bộ Công Thương vào quy hoạch. Phó thủ tướng yêu cầu cơ quan này xem xét việc thẩm định, phê duyệt bổ sung dự án theo đúng quy định pháp luật.

Các dự án điện mặt trời mà Bộ Công Thương muốn đưa vào quy hoạch lần này đều có công suất dưới 50 MWp và tập trung ở miền Trung, miền Nam – nơi có bức xạ mặt trời tốt, điều kiện thuận lợi để triển khai. Bộ này cũng cho rằng, khả năng đấu nối của số dự án trên vào hệ thống lưới cơ bản đều đáp ứng giải tỏa công suất cho các nhà máy.

Việc xin bổ sung diễn ra trong bối cảnh số lượng dự án điện mặt trời được cấp phép trước đây đã vượt Quy hoạch điện VII (bổ sung), gây lo ngại quá tải hệ thống lưới điện truyền tải, khiến nhiều dự án điện mặt trời khi hoàn thành cũng khó phát điện lên hệ thống.

Dữ liệu đến hết tháng 9/2018 của Bộ Công Thương cho biết, 121 dự án được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch điện quốc gia và cấp tỉnh với tổng công suất phát điện đến 2020 là 6.100 MW và 2030 là 7.200 MW. Nếu 17 dự án trên tiếp tục được bổ sung thì tổng cộng gần 140 dự án điện mặt trời được đưa vào quy hoạch sau hơn một năm Quyết định 11 về tăng giá điện mặt trời lên 9,5 cent một kWh có hiệu lực.

Các dự án xin bổ sung quy hoạch lần này cũng tập trung ở khu vực miền Trung, miền Nam – nơi đang được xem có khả năng quá tải lưới truyền tải nếu các dự án điện mặt trời ồ ạt vận hành trong thời gian tới.

Bộ Công Thương đang xin bổ sung thêm 17 dự án điện mặt trời vào quy hoạch điện quốc gia. 

Bộ Công Thương đang xin bổ sung thêm 17 dự án điện mặt trời vào quy hoạch điện quốc gia.

Dự án điện mặt trời Phước Trung (tỉnh Ninh Thuận) là một trong 17 dự án đang xin phê duyệt lần này, nằm tại khu vực đã có 29 dự án khác được bổ sung vào quy hoạch với tổng công suất hơn 2.100 MWp và 14 dự án điện gió đã được tỉnh cấp chủ trương đầu tư, công suất trên 789,7 MW.

Một năm sau Thông tư số 16/2017 quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu (PPA) áp dụng cho các dự án điện mặt trời có hiệu lực, EVN đã ký 54 hợp đồng mua bán điện với các chủ đầu tư, tổng công suất gần 3000 MW. Con số này cũng vượt xa Quy hoạch điện 7 điều chỉnh trong đó định hướng tới 2020 công suất điện mặt trời 850 MW và tăng lên 4.000 MW sau đó 5 năm.

Mặt khác, loại năng lượng này vận hành không ổn định do phụ thuộc thời tiết và giá điện cao, 9,5 cent (gần 2.100 đồng) một kWh, cũng khiến bùng nổ cuộc “chạy đua” đầu tư vào dự án điện mặt trời.

Tại hội nghị tổng kết ngành điện 2018, ông Nguyễn Đức Cường – Giám đốc Trung tâm điều độ A0 (Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN) cho rằng, thách thức lớn với hệ thống điện năm nay là tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời). Lượng lớn các nhà máy điện mặt trời sẽ bắt đầu phát công suất vào hệ thống với tổng công suất dự kiến khoảng 2.200 MWp trong năm nay.

“Với đặc tính vật lý tự nhiên, các nhà máy điện mặt trời sẽ có hệ số đồng thời khá cao, tạo ra biến động lượng công suất lớn trong khoảng thời gian rất ngắn, trong khi lượng công suất dự phòng của hệ thống không cao. Đây chính là thách thức lớn mà hệ thống điện chưa từng phải đối mặt”, ông Cường lo ngại.

Thống kê của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) cho thấy, nếu tính các nhà máy điện mặt trời đã ký và đang đàm pháp hợp đồng mua bán điện thì tổng công suất điện mặt trời trên địa bàn tỉnh Bình Thuận lên tới 749,63 MW và Ninh Thuận là 1.047,32 MW (1/2 so với phê duyệt) dẫn đến tình trạng các đường dây truyền tải khu vực này đã rơi vào tình trạng đầy tải, quá tải. Nếu sản lượng hay công suất các nhà máy điện mặt trời bị giảm 10%, mọi tính toán có thể bị đảo lộn, các dự án sẽ không thể thực hiện.

Giải pháp tránh quá tải lưới điện truyền tải, EVN kiến nghị phát triển đồng bộ giữa lưới điện và nguồn điện, đồng thời đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia các công trình lưới điện truyền tải cần thiết để phục vụ giải phóng công suất các dự án điện gió, điện mặt trời.

Giữa tháng 12/2018, Thủ tướng đã có văn bản yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo về sự phát triển ồ ạt điện mặt trời và cảnh báo của giới chuyên gia “lo điện mặt trời theo vết xe đổ Trung Quốc”.

Anh Minh

nguồn theo vnexpress.net

TỦ ĐIỀU CHỈNH HỆ SỐ CÔNG SUẤT TỰ ĐỘNG

Công ty TNHH tư vấn xây dựng Cơ Điện Trường Nam Hải.  thiết kế, sản xuất và cung cấp tủ bù công suất cho các dự án.

Chất lượng điện năng rất quan trọng để tăng tính ổn định, hiệu quả hoạt động của thiết bị.  Yếu tố chính góp phần tăng chất lượng điện năng là hệ số công suất của hệ thống điện tại phụ tải.

Hiệu chỉnh hệ số công suất tự động (APFC) nhằm cải thiện hệ số công suất của hệ thống từ đó nâng cao được chất lượng điện năng bằng cách sử dụng các tụ bù cho các tải cảm kháng như động cơ. Hệ thống tủ hiệu chỉnh tăng hệ số công suất làm tăng hiệu quả cung cấp điện, Ngay lập tức sẽ tiết kiệm được chi phí sử dụng điện và tăng sự ổn định của hệ thống điện


Đề xuất đầu tư gần 12 tỷ USD phát triển dự án điện gió Kê Gà

Đề xuất đầu tư gần 12 tỷ USD phát triển dự án điện gió Kê Gà
Dự án điện gió Kê Gà có công suất phát điện 3.400 MW với quy mô vốn đầu tư gần 12 tỷ USD vừa được giới thiệu với các bên như một đột phá mới cho kinh tế Việt Nam.

Theo đề xuất, dự án được lên kế hoạch thực hiện trên diện tích gần 2.000 km, cách đất liền tổi thiểu 20 km ngoài khơi tỉnh Bình Thuận, tính từ mũi Kê Gà, được xem là đột phá mới cho năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, chuyên đề về dự án điện gió Kê Gà nhằm mục đích làm sáng tỏ những yêu cầu, thách thức và những hỗ trợ của các cơ quan hữu trách  để dự án sớm hoàn thành thủ tục đầu tư, sớm triển khai xây dựng, nhằm tăng thêm nguồn điện lớn cho hệ thống điện của Việt Nam. Nhất là khi đây là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính.

Nhà đầu tư Enterprize Enegry đến từ Anh cho biết, các đối tác Việt Nam trong Dự án này là Công ty liên doanh dầu khí Việt – Nga (Vietsovpetro), Công ty cổ phần Kết cấu kim loại và Lắp máy dầu khí (PVC – MS) và Công ty cổ phần Tư vấn Điện 3 (EVN PCCE3); nhà cung cấp thiết bị tuabin là Mitsubishi Vestas Offshore Wind (MVOW – một liên doanh giữa Vestas và mitsubishi); nhà cung cấp tài chính được biết tới là Ngân hàng Societe Genarale.

Theo ông Ian Hatton, Chủ tịch Enterprize Enegry cho hay, dự án sẽ được phân kỳ đầu tư với công suất mỗi giai đoạn khoảng 600 MW. Tổng vốn đầu tư được thu xếp cho dự án 3.400 MW vào khoảng 9 tỷ USD, chưa kể phần đầu tư kết nối vào lưới điện quốc gia. Nhà đầu tư cũng đã làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận và được ủng hộ đặc biệt.

Hiện giá mua điện gió ngoài khơi đang được quy định là 9,8 cent/kWh được áp dụng cho một phần, hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

Thanh Hương
Theo báo đầu tư online

Trong khi EVN đang lo thiếu than, thiếu điện thì số lượng dự án điện mặt trời đăng ký tăng vọt, vượt vài chục lần quy hoạch. Tuy nhiên, vẫn còn không ít rào cản.

Rầm rộ đầu tư điện mặt trời - Ảnh 1.

Công nhân lắp ráp tấm pin mặt trời tại Nhà máy điện mặt trời BIM2, công suất 250 MW (xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) – Ảnh: MINH TRÂN

Thủ tướng đã có chính sách tăng giá mua điện mặt trời, theo đó giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT, tương đương với 9,35 cent/kWh, được điều chỉnh theo biến động của tỉ giá đồng/USD). Cú hích này thay đổi quyết định của nhà đầu tư.

Nhiều dự án lớn

Hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh) được biết đến là công trình thủy nông nhân tạo lớn nhất Việt Nam với diện tích 270km2 và 45,6km2 đất bán ngập nước, đang cung cấp nước cho Tây Ninh, Bình Dương, Long An và TP.HCM. 

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, hiện UBND tỉnh Tây Ninh đã cấp chủ trương đầu tư cho một số dự án điện mặt trời được triển khai tại đây, trong đó phải kể đến dự án điện mặt trời Dầu Tiếng 1, Dầu Tiếng 2, Dầu Tiếng 3 – tổng công suất 500 MW, tổng vốn đầu tư gần 12.500 tỉ đồng do Công ty cổ phần Năng lượng Dầu Tiếng Tây Ninh làm chủ đầu tư. 

Đây là dự án điện mặt trời được cho là lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. 

Ngoài ra trên khu vực hồ Dầu Tiếng còn có một số dự án điện mặt trời khác như dự án điện mặt trời Trí Việt 1 và Bách Khoa Á Châu 1. 

Nếu kịp đưa vào vận hành trước tháng 6-2019, các dự án này sẽ biến Tây Ninh trở thành một trong những trung tâm năng lượng tái tạo lớn của Việt Nam.

Đề cập tiến độ dự án này, ông Trần Quang Hùng, phó giám đốc Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa, cho biết đã cùng với địa phương cơ bản bàn giao mặt bằng để nhà đầu tư triển khai dự án.

Theo ông Bùi Văn Thịnh – chủ tịch, tổng giám đốc Công ty cổ phần phong điện Thuận Bình, ngoài đầu tư phong điện, hiện ông cũng lắp đặt thử nghiệm điện mặt trời với công suất 20kWp (xã Phú Lạc, Tuy Phong, Bình Thuận); đồng thời dự kiến mở rộng quy mô điện mặt trời tại đây với công suất lên đến 150 MW. 

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là dự án của ông chưa được bổ sung vào quy hoạch nên tạm thời sẽ tập trung phát triển phong điện.

Đề cập về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, ông Thịnh cho rằng với mức giá mua điện (EVN mua lại của nhà đầu tư) là 9,35 cent/kWh là mức giá quá tốt để thu hút các nhà đầu tư triển khai dự án điện mặt trời. 

Cũng theo ông Thịnh, vì mức giá hấp dẫn này mà thời gian qua nhiều nhà đầu tư “ùn ùn” xin dự án điện mặt trời dẫn đến quy hoạch bị phá vỡ.

Không chỉ một vài dự án, thời gian qua trên cả nước hàng loạt dự án điện mặt trời cũng được lên kế hoạch hoặc khởi công. 

Theo Bộ Công thương, tính đến cuối tháng 8-2018, có 121 dự án điện mặt trời đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và cấp tỉnh với tổng công suất dự kiến phát điện trước năm 2020 là 6.100 MW. 

Trong đó, có 25 dự án đã ký hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và có 70 dự án đã được thẩm định thiết kế cơ sở. Hiện các chủ đầu tư đang tích cực triển khai dự án để đảm bảo kịp tiến độ.

Rầm rộ đầu tư điện mặt trời - Ảnh 2.

Thay cho ống khói nhiệt điện, hồ nước thủy điện, những tấm pin sản xuất điện xuất hiện ngày càng nhiều – Ảnh: M.TRÂN

Tranh thủ đầu tư để hưởng ưu đãi

Như vậy với số lượng dự án năng lượng mặt trời kể trên, theo một cán bộ có thẩm quyền của Bộ Công thương, đã vượt nhiều lần so với quy hoạch điện 7 điều chỉnh mà Thủ tướng đã phê duyệt (trong đó định hướng phát triển điện mặt trời đạt khoảng 850 MW vào năm 2020, khoảng 4.000 MW vào năm 2025).

Lý giải câu chuyện nhiều dự án chạy đua xin được đầu tư trước thời điểm tháng 6-2019, một chuyên gia lĩnh vực năng lượng tái tạo cho rằng bởi đây chính là thời điểm kết thúc áp dụng mức giá mua điện 9,35 cent/kWh điện mặt trời (theo quyết định 11/2017 của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam). 

Tức sau thời gian trên có thể sẽ có cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mới, với mức giá mua điện mới. 

Cũng theo chuyên gia này, với tình hình đầu tư mở rộng và công nghệ tiến bộ, suất đầu tư điện mặt trời ngày càng rẻ hơn. 

Chính vì vậy, cơ chế mới có khả năng sẽ quy định giá mua điện giảm. Vì vậy, nhiều dự án phải chạy nhanh trước thời điểm 30-6-2019.

Cũng theo chuyên gia này, việc phát triển ồ ạt điện mặt trời, điện gió có mặt tích cực tăng tỉ trọng khai thác nguồn năng lượng tái tạo, giảm phát sinh nguồn điện trực tiếp gây ô nhiễm… 

Tuy nhiên, mặt trái là quá nhiều dự án điện mặt trời phát triển cùng lúc ở khu vực khi đấu nối vào đường dây hiện hữu dẫn đến khả năng phải đầu tư thêm lưới điện truyền tải, trạm biến áp… 

Với suất đầu tư cao, chi phí sẽ được tính vào cơ cấu giá điện. Vì vậy không loại trừ khi tỉ trọng năng lượng tái tạo càng nhiều, giá điện người dân phải trả càng cao.

Còn nhiều thách thức

Theo ông Trần Viết Ngãi – chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, trong điều kiện các nguồn thủy điện khai thác gần hết thì việc phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời là rất cần thiết và xu thế của thế giới. 

Riêng điện mặt trời tại Việt Nam, từ lâu các tổ chức quốc tế đã tổ chức khảo sát cho thấy bức xạ mặt trời từ khu vực phía nam miền Trung trở vào tốt hơn các khu vực khác để phát triển. 

Từ năm 2007 Chính phủ đã có chủ trương phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Khi có mức giá 9,35 cent/kWh, nhiều nhà đầu tư ồ ạt xin làm dự án điện mặt trời. 

Tuy nhiên đến thời điểm này, theo ghi nhận của hiệp hội, nhìn lại các dự án điện mặt trời được đầu tư và thực sự vận hành chỉ đếm trên đầu ngón tay, rất nhiều trường hợp mua đi bán lại dự án.

Ông Ngãi nhấn mạnh thực tế cho thấy năng lượng mặt trời là dạng năng lượng “trời cho” nhưng vấn đề sử dụng thế nào, hiệu quả ra sao là câu chuyện hoàn toàn khác. 

Việc đầu tư không đồng bộ, không có cơ chế vận hành thích hợp, điện mặt trời có thể gây mất ổn định hệ thống điện, gây tụt áp, rã lưới… 

Cụ thể nguồn điện mặt trời chỉ hoạt động khi nắng tốt, ở những thời điểm như trời mưa, trời nhiều mây mù hay ban đêm thì điện mặt trời gần như không hoạt động, trừ phi có hệ thống pin, ăcquy tích điện.

Đối với những dự án điện mặt trời quy mô lớn, hệ thống tích trữ này giỏi lắm cũng chỉ thêm 3-5 giờ nhưng chi phí đầu tư rất đắt đỏ. 

Nếu một dự án bình thường để đầu tư 1 MW điện mặt trời tốn 1 triệu USD nhưng kèm theo bộ tích điện thì chi phí đầu tư tăng lên gấp đôi.

Vì vậy khi hàng ngàn MW điện mặt trời được nối lưới, ngành điện vẫn phải tính toán phát triển nguồn bù vào hệ thống khi điện mặt trời không hoạt động… 

Nói thì dễ nhưng theo ông Ngãi, đây là vấn đề kỹ thuật phức tạp, các bên từ chủ đầu tư điện mặt trời, địa phương và ngành điện… phải họp bàn xây dựng quy trình điều độ phức tạp.

Để tiếp tục khuyến khích thu hút đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, trả lời Tuổi Trẻ, Bộ Công thương cũng cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chính sách như: nghiên cứu cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa nhà sản xuất điện năng lượng tái tạo và các hộ tiêu thụ lớn có mong muốn dùng điện từ nguồn năng lượng tái tạo, thí điểm cơ chế đấu giá điện mặt trời và tiến tới áp dụng cơ chế này cho các nguồn điện năng lượng tái tạo khác…

Theo tuổi trẻ online

Ông Nguyễn Văn Vy (Hiệp hội Năng lượng Việt Nam):

Hình thành thị trường năng lượng tái tạo

Để thúc đẩy năng lượng tái tạo cần tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo cấp tỉnh và cấp quốc gia, hình thành thị trường năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, bảo vệ môi trường, có cơ chế thanh toán bù trừ. Đặc biệt, cần có giải pháp đảm bảo hoạt động ổn định cho hệ thống điện khi điện gió và điện mặt trời vào nhiều…

N.AN ghi

Quy mô cấp điện mặt trời sẽ ngày càng lớn

Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực năng lượng mặt trời.

Tại Long An, BCG đang có 3 dự án điện mặt trời với tổng công suất là 200 MW tại xã Thạnh An, huyện Thạnh Hóa với tổng mức đầu tư là 200 triệu USD.

Ngoài ra, BCG đang trong tiến trình thực hiện các dự án năng lượng trên mặt hồ tại tỉnh Quảng Nam và năng lượng tái tạo trên mái nhà của các khu công nghiệp tại TP.HCM và các khu vực lân cận.

Theo ông Nguyễn Hồ Nam – chủ tịch BCG, tập đoàn này đưa định hướng sẽ cung cấp 2 GW (1 GW = 1.000 MW) điện mặt trời cho thị trường Việt Nam để góp phần đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước.

HỒNG PHƯƠNG

Theo tuổi trẻ online

TỦ BẢNG ĐIỆN HẠ THẾ (LV SWITCHBOARD)

Công ty TNHH tư vấn xây dựng Cơ Điện Trường Nam Hải. Chúng tôi sản xuất, bao hàm thiết kế theo dạng mô đun, có thể được thiết kế riêng để đáp ứng các đặc điểm kỹ thuật chính xác theo nhu cầu của khách hàng. Nó có thể là đường thẳng, hình chữ L hoặc hình chữ U để phù hợp với phòng điện với không gian giới hạn của bạn.

Chúng được lắp ráp từ các bộ phận tiêu chuẩn và hệ thống linh hoạt có thể được điều chỉnh trong quá trình sản xuất hoặc thậm chí tại công trường để theo kịp với bất kỳ thay đổi thiết kế nào vào phút cuối được kiểm tra trước khi đi vào vận hành tại công trường.

Hệ thống thiết kế theo mô-đun cũng cho phép chúng tôi kết nối hai hoặc nhiều khung cùng nhau được một tủ lớn hơn với các thiết bị bảo vệ cồng kềnh.

Thử nghiệm trong nhà để đảm bảo các sản phẩm của chúng tôi  chất lượng và đáng tin cậy.

Đặc điểm chung

Tiêu chuẩn: IEC 61439-1 & 61439-2

Tập hợp thử nghiệm: Có, với 4000A

Điện áp cách điện: 690VAC.

Điện áp vận làm việc: 400VAC.

Điện áp sung tiêu chuẩn: 6kV

Cấp độ ô nhiểm: 3

Tần số: 50Hz

Thanh cái chính: lên đến 6300A

Dòng sung tiêu chuẩn: 143kA

Thời gian ngắn mạch: 65kA / 1s.

Cấp bảo vệ IP: lên đến 54.

Biểu mẫu phân đoạn: tối đa 4b.

Vật liệu: Thép tấm.

Độ dầy tấm kim loại: 2mm

Bảo vệ bề mặt bên ngoài: sơn tĩnh điện.

Độ dày sơn: hơn 50 micro Micro mét.

Màu tiêu chuẩn: RAL 7032, 9002.

Kích thước tiêu chuẩn

Chiều cao tiêu chuẩn: 2150 mm

Chiều rộng từ 600 đến 2000 mm

Chiều sâu từ 600 đến 1600 mm

NHIỆT ĐIỆN DUYÊN HẢI 3 MỞ RỘNG

Tên Công Trình: NHIỆT ĐIỆN DUYÊN HẢI 3 MỞ RỘNG

Loại Công Trình: Nhiệt điện

Nhà Thầu : CHENGDA

Cung cấp: Thang máng cáp

Năm xây dựng : 2015-2016

Địa Chỉ: Xã Dân Thanh, Huyện Duyên Hải, Tỉnh Trà Vinh

LỌC HÓA DẦU NGHI SƠN

Tên Công Trình: LỌC HÓA DẦU NGHI SƠN

Loại Công Trình: Lọc hóa dầu

Nhà Thầu: LILAMA 18

Cung cấp: Thang máng cáp

Năm xây dựng: 2015-2017

Địa Chỉ: Xã Mai Lâm – Huyện Tĩnh Gia – Tỉnh Thanh Hoá

NHIỆT ĐIỆN THÁI BÌNH 1

Tên Công Trình: NHIỆT ĐIỆN THÁI BÌNH 1

Loại Công Trình: Nhiệt điện

Nhà Thầu: TPSC, ORGANO, NARIME, VINAINCON, JAT, HSING SHENG, BACH DANG Co.,Ltd,…

Cung cấp: Thang máng cáp

Năm xây dựng: 2015-2017

Địa Chỉ: Xã Mỹ Lộc, Huyện Thái Thụy, Tỉnh Thái Bình

SATORI JSC

Tên Công Trình: SATORI JSC

Loại Công Trình: Xử lí nước

Nhà Thầu: NAVICONS Co., Ltd

Cung cấp: Tủ bảng điện

Năm xây dựng: 2018

Địa Chỉ: Lô E – 02B Đường số 3 kcn, Long Hậu, Cần Giuộc, Long An

NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 4

Tên Công Trình: NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 4

Loại Công Trình: Nhiệt điện

Nhà Thầu : LILAMA 18

Cung cấp: Tủ bảng điện

Năm xây dựng : 2017

Địa Chỉ: Xã Vĩnh Tân, Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận