tu-bang-dien-thang-mang-cap-nha-thau-co-dien

"Quản lý hiệu quả. Nâng cao thỏa mãn khách hàng"

 

  • vi
  • en

NHÀ MÁY THÉP VIỆT NHẬT VINAKYOE (WTP-MS & RM)

Tên Công Trình: VINA KYOEI WTP (MS & RM)
Loại Công Trình:  Công Nghiệp (Xử Lý Nước Thải)
Hạng Mục : Thi Công Hệ Thồng Điện – Hệ Thống Tự Động SCADA
Quy Mô :
Năm Thi Công : 2015
Địa Chỉ: KCN Phú Mỹ 1, H. Tân Thành, T. Bà Rịa Vũng Tàu

 

FRIST HOME THỦ ĐỨC

Tên Công Trình: Toà Nhà Frist Home Thủ Đức
Loại Công Trình:  Nhà Cao tầng
Hạng Mục : Thi Công M&E
Quy Mô : 5500m2 (15 tầng + 1 tầng hầm)
Năm Thi Công : 2015 – 2016
Địa Chỉ: Q.TĐ, HCM

 

FRIST HOME THẠNH LỘC QUẬN 12

Tên Công Trình: Toà Nhà Frist Thạnh Lộc Quận 12
Loại Công Trình:  Nhà Cao tầng
Hạng Mục : Thi Công M&E
Quy Mô : 5000m2 (14 tầng + 1 tầng hầm)
Năm Thi Công : 2014 – 2015
Địa Chỉ: 179 Vườn Lài, Thạnh Lộc, Q.12, HCM

 

TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHỤ NỮ TP.HCM

Tên Công Trình: Trung Tâm Bồi Dưỡng Kiến Thức Phụ Nữ TP.HCM
Loại Công Trình:  Nhà Cao tầng
Hạng Mục : Thi Công M&E
Quy Mô : 7000m2 (14 tầng)
Năm Thi Công : 2013 – 2014
Địa Chỉ: 20 Nguyễn Đăng Giai, Q.2, HCM

 

TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỐC TẾ CANADA

Tên Công Trình: Trường Tiểu Học Quốc Tế Canada
Loại Công Trình:  Dân Dụng – Cao tầng
Hạng Mục : Thi Công M&E
Quy Mô : 13000m2 (60 phòng học)
Năm Thi Công : 2012
Địa Chỉ: Phú Mỹ Hưng, Q.7, HCM

 

FRIST HOME BÌNH DƯƠNG

Tên Công Trình: Toà  Nhà Frist Home Bình Dương
Loại Công Trình:  Nhà Cao tầng
Hạng Mục : Thi Công M&E
Quy Mô : 9740m2 (18 tầng + 1 tầng hầm)
Năm Thi Công : 2015 – 2016
Địa Chỉ: P. Hương định – TX. Dĩ An – Bình Dương

NAM ĐỊNH ĐÓN DỰ ÁN NHIỆT ĐIỆN “KHỦNG” VỐN HƠN 2 TỶ USD

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa phối hợp với UBND tỉnh Nam Định trao Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư Dự án BOT Nhiệt điện Nam Định 1 cho Công ty TNHH Điện Lực Nam Định thứ Nhất với tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD trên diện tích 242,71 ha tại xã Hải Châu và Hải Ninh, huyện Hải Hậu.

Cụ thể, chủ đầu tư Dự án là Công ty TNHH Điện lực Nam Định Thứ Nhất (có trụ sở tại Singapore), do liên danh đầu tư Tập đoàn Taekwang Power (Hàn Quốc) và Acwa Power (A-Rập-Xê-Út) đầu tư.

Dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1 được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao ký kết với Bộ Công Thương, địa điểm thực hiện dự án tại xã Hải Châu và Hải Ninh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định với diện tích 242,71 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông phát biểu tại buổi lễ.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông phát biểu tại buổi lễ.

Chủ đầu tư sẽ thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao nhà máy nhiệt điện đốt than, công suất khoảng 1.109,4 MW, bao gồm hai tổ máy với công suất khoảng 554.7 MW mỗi tổ máy. Ngày phải vận hành thương mại của Tổ Máy 1 không muộn hơn 51 tháng sau ngày khởi công. Tến độ xây dựng và vận hành thương mại không muộn hơn 57 tháng sau ngày khởi công. Thời hạn vận hành của Hợp đồng BOT là 25 năm sau ngày vận hành thương mại của Nhà máy điện.

Được biết, trước khi được trao giấy chứng nhận đầu tư, giữa các bên liên quan đã trải qua 10 năm đàm phán và đây cũng là dự án FDI có quy mô đầu tư lớn nhất tại tỉnh Nam Định từ trước đến nay.

Việc triển khai thực hiện thành công dự án sẽ tạo động lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Nam Định, tạo nguồn thu ngân sách, từng bước tạo diện mạo mới, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Đồng thời, bổ sung nguồn năng lượng điện cho tỉnh Nam Định, khu vực Đồng bằng sông Hồng nói riêng và cho Việt Nam trong những năm tới.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông trao Giấy chứng nhận đầu tư cho đại diện nhà đầu tư Công ty TNHH điện lực Nam Định thứ 1
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông trao Giấy chứng nhận đầu tư cho đại diện nhà đầu tư Công ty TNHH điện lực Nam Định thứ Nhất

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Đặng Huy Đông đề nghị các nhà đầu tư tập trung các nguồn lực để xây dựng nhà máy đảm bảo đúng tiến độ, thực hiện tốt các quy định bảo vệ môi trường. “Dự án phải trở thành tổ hợp công nghiệp điện hiện đại, thân thiện với môi trường”, ông Đặng Huy Đông kỳ vọng.

Trước mắt, ông Đặng Huy Đông đề nghị các nhà đầu tư sớm hoàn tất các thủ tục tiếp theo, trong đó có việc ký hợp đồng BOT với Bộ Công thương…

Thứ trưởng Đặng Huy Đông nhìn nhận, Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nam Định 1 có ý nghĩa quan trọng, vừa tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội cho tỉnh Nam Định, vừa bổ sung nguồn năng lượng cho khu vực Đồng bằng Sông Hồng và cho cả nước.

Về phía tỉnh Nam Định, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị cảm ơn Chính Phủ, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các Bộ, ngành liên quan đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để Nam Định và Nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục. Tỉnh Nam Định cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi theo pháp luật để nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án, giao Ban quản lý các Khu công nghiệp là đầu mối cùng với các sở, ngành, UBND huyện Hải Hậu phối hợp với nhà đầu tư thực hiện các thủ tục, công việc liên quan.

Đến năm 2016, toàn hệ thống điện quốc gia có tổng công suất các nguồn điện là 48. 674 MW. Trong đó thủy điện là 17.020 MW, nhiệt điện chạy than là 12.705 MW, nhiệt điện chạy khí là 7.684 MW, nhiệt điện chạy dầu là 1.154 MW, các nguồn khác là 109 MW. Để đảm bảo đủ điện năng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020, các nhà máy điện phải tăng tổng công suất lên 60.000 MW, tức là từ nay đến năm 2020 cả nước cần đưa vào vận hành thêm khoảng 20.000 MW…
Mạnh Tùng – Phương Liên
theo baodautu.vn

KHỞI CÔNG NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI LỚN NHẤT VIỆT NAM

Kinh phí xây dựng gần 5.000 tỷ đồng, Nhà máy điện mặt trời có thể đóng góp 450 triệu kWh mỗi năm cho điện lưới quốc gia.

Ngày 7/7, UBND tỉnh Ninh Thuận cùng Tập đoàn Trung Nam khởi công dự án Nhà máy điện mặt trời trên vùng diện tích gần 300 ha tại xã Bắc Phong và Xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc.

Với tổng công suất 204 MW, đây là dự án điện mặt trời lớn nhất nước và cũng là dự án tích hợp năng lượng tái tạo đầu tiên tại Việt Nam, khi tận dụng khu vực để đặt cột tua-bin khai thác điện gió và tấm pin khai thác điện mặt trời.

Các tấm pin của dự án được thiết kế gắn trên hệ giá đỡ xoay 120 độ, tự động xoay độc lập và điều chỉnh hướng đón bức xạ mặt trời theo thời gian trong ngày, hoặc xoay tránh bị khuất bóng của các cột điện gió, để tăng hiệu suất khai thác 15-20%.

Phó chủ tịch Quốc Hội Phùng Quốc Hiển cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công. Ảnh: Hữu Nguyên

Phó chủ tịch Quốc Hội Phùng Quốc Hiển cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công. Ảnh: Hữu Nguyên.

Dự án có quy mô khổng lồ với hơn 705.000 tấm pin mặt trời được bố trí trên 7.800 hệ thống giá đỡ. Ước tính tổng khối lượng thiết bị điện lắp đặt cho dự án là hơn 60.000 tấn.

Ông Nguyễn Tâm Thịnh (đại diện chủ đầu tư dự án) cho biết, khi đưa vào vận hành Nhà máy điện mặt trời có thể đạt tổng sản lượng tối đa khoảng 450 triệu kWh mỗi năm. Sản lượng điện trên khi hòa vào mạng lưới điện quốc gia sẽ cung cấp, bổ sung nguồn điện cho tỉnh Ninh Thuận và cả nước.

Bên cạnh việc đẩy mạnh khai thác tiềm năng tự nhiên của tỉnh, dự án sẽ thúc đẩy kinh tế – xã hội vùng, khi ưu tiên nguồn nhân lực địa phương và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực.

“Việc khai thác năng lượng tái tạo quy mô lớn và tích hợp như trang trại điện mặt trời – điện gió sẽ góp phần bảo vệ môi trường khi giảm thiểu đáng kể lượng khí thải nhà kính, lượng phế phẩm từ quá trình sinh nhiệt do sử dụng nhiên liệu hóa thạch”, ông Thịnh nói và cho biết nhà máy dự kiến vận hành vào tháng 6 năm sau.

Phát biểu tại lễ khởi công, Phó chủ tịch Quốc Hội Phùng Quốc Hiển yêu cầu tỉnh Ninh Thuận phát huy tiềm năng, sớm đưa tỉnh trở thành trung tâm năng lượng tái tạo.

Theo quy hoạch của UBND tỉnh Ninh Thuận, đến năm 2020 sẽ phát triển 2.000 MW điện mặt trời. Hiện đã có 27 dự án với tổng công suất 1.600 MW, trong đó 11 dự án đã triển khai có tổng công suất khoảng 800 MW.

Ninh Thuận với tỷ lệ bức xạ mặt trời trực tiếp trung bình luôn cao hơn 4,5 kWh trên mỗi m2; có đến 2.800 giờ nắng trong năm – cao hơn các tỉnh lân cận. Ngoài ra, với 8000 ha vùng nắng của Ninh Thuận không bị ảnh hưởng từ bão (do được bao bọc bởi các cao nguyên và dãy núi) là những yếu tố quan trọng giúp địa phương trở thành khu vực có tiềm năng lớn nhất để xây dựng các dự án điện mặt trời bên cạnh các nguồn năng lượng tái tạo khác.

Hữu Công

Theo vnexpress.net

THANG CÁP

Thang cáp, dùng để kéo, rải dây cáp điện trong các công trình.
Mô tả: Dạng hai thanh thẳng song song, được kết nối bằng thanh đỡ ở giữa. Dạng liên kết hàn hoặc bu lông
Vật liệu: Thép mạ kẽm, nhúng nóng, nhôm hoặc sơn tĩnh điện
Qui cách: Dạng thanh, có nhiều độ dài khác nhau tùy yêu cầu: 2m; 2,5m; 3m… với độ dầy từ 1,2mm đến 3,2mm

 

 

 

MÁNG CÁP LOẠI KHÔNG ĐỤC LỖ

Máng cáp loại không đục lỗ, dùng để kéo, rải dây cáp điện trong các công trình.
Mô tả: Dạng khối hộp có hoặc không có nắp che
Vật liệu: Thép mạ kẽm, nhúng nóng, nhôm hoặc sơn tĩnh điện
Qui cách: Dạng thanh, có nhiều độ dài khác nhau tùy yêu cầu: 2m, 2.5m, 3m… với độ dầy 1.2mm đến 3.2mm.