tu-bang-dien-thang-mang-cap-nha-thau-co-dien

"Quản lý hiệu quả. Nâng cao thỏa mãn khách hàng"

 

  • vi
  • en

TRƯỜNG NAM HẢI HÀNH TRÌNH VỀ VỚI SỰ QUYẾN RŨ NGỌT NGÀO CỦA NẮNG, GIÓ, CÁT & BIỂN MŨI NÉ.

Danh sách xe đưa rước ở từng địa điểm.

+ Xe 2 và xe 3 khởi hành lúc 6h00 nên các anh / chị tới sớm tầm 15 phút để ổn định sắp xếp chuyến xe.

+ Xe 1 khởi hành  ở quận 2 lúc 5h30 và khởi hành Thủ Đức lúc 6h00 nên các anh / chị tới sớm tầm 15 phút để ổn định sắp xếp chuyến xe.

Video chuyến tham quan

https://drive.google.com/file/d/13Vqn22VVqPmcaULgaOtwPuGnMvrdIKhy/view?usp=sharing (Link fly came)

https://drive.google.com/file/d/1OP5bxCIe4Lg-lHE9TljTPfWWL731z_wN/view  (Link Full)

Mũi Né.

Mũi Né là tên một mũi biển, một trung tâm du lịch nổi tiếng ở Phan Thiết[2] được đưa vào danh sách các khu du lịch quốc gia Việt Nam. Hiện tại, Mũi Né là một phường của thành phố Phan Thiết với tổng diện tích là 35,41 km², dân số năm 1999 là 24.275 người, mật độ dân số 686 người/km².

Từ một dải bờ biển hoang vu với các đồi cát đỏ như sa mạc nằm rất xa đường giao thông, chỉ có lác đác vài xóm chài nghèo, Mũi Né đã mọc lên hàng trăm khu resort. Cách trung tâm thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc, Mũi Né được nối liền với thành phố biển này bởi hai con đường Nguyễn Đình Chiểu (đường 706) và Võ Nguyên Giáp (đường 706B) – được coi là tuyến trọng yếu cho ngành du lịch của Bình Thuận. Khi đến Mũi Né, du khách sẽ có thể được tham quan làng chài Mũi Né, có cơ hội chứng kiến được hoạt động của một làng chài xứ biển thuần chất Việt Nam.

Nguồn gốc tên gọi:

Tên gọi Mũi Né xuất phát từ việc ngư dân đánh cá, mỗi khi đi biển gặp bão, thường đến đây nương náu. “Mũi” là cái mũi đất đưa ra biển lớn; “Né” có nghĩa là để né tránh, trốn thoát giông bão. Nơi đây có sự hài hòa giữa màu vàng của cát mịn, màu óng của nắng và màu xanh thẳm của biển cả đã tạo cảm giác ấm áp và trong lành, tuyệt vời thu hút hàng trăn ngàn du khách trong nước và quốc tế.

Tên gọi xuất phát từ công chúa Út của vua Chăm là công chúa Chuột – tương truyền vùng đất này của người Chăm, xưa kia lau sậy mọc “tùm lum”. Công chúa Chăm năm 16 tuổi mắc bệnh nặng khó qua khỏi nên về sau xây dựng miếu Am để tu tại Hòn Rơm. Nàng lấy biệt danh là bà Nà Né – lâu dần người dân đọc lệch chữ Nà Né thành Mũi Né. Né là tên của công chúa Út ấy – Mũi là mũi đất đưa ra biển.

Theo vi.wikipedia.org

Sức quyến rũ ngọt ngào của gió và cát Mũi Né

Mũi Né đâu chỉ có những bãi biển xanh trong mơ màng, mà còn có nhiều cồn cát trắng, cát vàng trải dài bất tận như biển cát quyến rũ.

“Sahara của Việt Nam”

Suc quyen ru ngot ngao cua gio va cat Mui Ne hinh anh 1 Sức quyến rũ ngọt ngào của gió và cát Mũi Né - 1 Cồn cát Mũi Né. Ảnh: vietnamtrave
Cồn cát Mũi Né. Ảnh: Vietnamtravel.

Những cồn cát bụi mù của Mũi Né thường khiến du khách dễ dàng liên tưởng tới sa mạc Sahara ở châu Phi khô cằn, với bốn bề là những đồi cát hoang vu, heo hút. Tuy không rộng lớn như Sahara, đồi cát ở Mũi Né cũng sở hữu nét cuốn hút riêng biệt khiến không du khách nào có thể cưỡng lại được.

Điểm dừng chân đầu tiên mà du khách thường chọn lựa khi muốn trải nghiệm “miền biển cát” là thắng cảnh đồi cát Mũi Né. Đồi cát Mũi Né gần như trở thành nàng thơ, khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho các nghệ sĩ, họa sĩ, nhà thơ và giới nhiếp ảnh…

Vì hình dáng đồi cát thay đổi liên tục mỗi ngày, mỗi giờ do tác động của sức gió, đồi cát Mũi Né còn có tên gọi là Đồi Cát Bay. Bởi vậy, mỗi thời điểm ghé qua thăm đồi cát Mũi Né, người ta lại có cơ hội được chiêm ngưỡng khung cảnh đồi cát trong một diện mạo độc nhất vô nhị và chẳng thể gặp lại ở những lần tiếp sau.

Nếu những đồi cát quyến rũ lan rộng từ Bình Thuận đến Ninh Thuận theo một diện tích không nhất định là tặng vật thiên nhiên ban cho vùng đất nơi đây, gió là người nghệ sĩ cần mẫn đã mang đến những sắc thái và hình dáng khác cho đồi cát, đặc biệt là ở Mũi Né. Bởi vậy, Mũi Né còn được mệnh danh là “thiên đường cát”.

Suc quyen ru ngot ngao cua gio va cat Mui Ne hinh anh 2 Bàu Sen là vẻ đẹp tổng hòa của đại dương và sa mạc. Ảnh: yatlat
Bàu Sen là vẻ đẹp tổng hòa của đại dương và sa mạc. Ảnh: yatlat.

Đồi cát Mũi Né nằm đối diện suối Tiên mang đến sự đối lập giữa nước và cát, giữa sự khô cằn và dòng chảy mát lành hồi sinh vạn vật. Cảnh quan nơi đây có sự kết hợp tuyệt mỹ giữa những cồn cát uốn lượn mềm mại ánh lên trong nắng và hồ nước xanh thẳm tạo cảm giác kỳ ảo, đối lập. Dường như Mũi Né có sự hòa trộn tuyệt vời giữa một bên là sa mạc, một bên là đại dương.

Miền biển cát

Suc quyen ru ngot ngao cua gio va cat Mui Ne hinh anh 3 Những đồi cát thoai thoải ở Mũi Né. Ảnh: baotinnhanh
Những đồi cát thoai thoải ở Mũi Né. Ảnh: Baotinnhanh.

Đồi Cát Bay giống như tác phẩm được tạo thành mỗi khi cát khiêu vũ cùng gió, được gió đưa đẩy đi xa. Gió đã bào mòn và thổi bay lớp cát mỏng manh phía trên bề mặt cồn cát, tạo cho cồn cát những hình dáng khác nhau.

Những đồi cát ở Mũi Né mềm mại, mịn màng uốn lượn lên xuống, mang muôn hình vạn trạng, chỗ là các vân cát lăn tăn như những gợn sóng biển nhẹ xô bờ, chỗ thì mấp mô những đụn cát mô phỏng dáng hình của từng ngọn đồi, quả núi. Sự kỳ thú không chỉ đến từ dáng vẻ bên ngoài mà còn qua màu sắc độc đáo của cát.

Cát ở đây có nhiều màu khác nhau. Đồi cát được kiến tạo nên từ mỏ sắt cổ đã tồn tại hàng trăm năm, nên có màu chủ đạo là màu vàng. Cho đến nay, có tới 18 màu cát hoàn toàn tự nhiên được tìm thấy ở Mũi Né. Do đó, Mũi Né cũng là điểm đến lý tưởng để nghệ nhân tranh cát về tìm những nguyên liệu có sẵn từ thiên nhiên để tạo ra nhiều bức tranh cát với các gam màu độc đáo: trắng, vàng, đỏ, hồng, trắng xám, đỏ đen…

Suc quyen ru ngot ngao cua gio va cat Mui Ne hinh anh 4 Đồi hồng (Đồi Cát Đỏ) ở Phan Thiết. Ảnh: citypassguide
Đồi hồng (Đồi Cát Đỏ) ở Phan Thiết. Ảnh: Citypassguide.

Những đồi cát được đặt tên theo màu sắc của cát như đồi Cát Trắng, đồi Cát Vàng, đồi Cát Đỏ… Đặc biệt nhất và đẹp nhất cũng là đồi Cát Vàng. Những hạt cát thêm óng ả và đượm màu hơn khi nắng lên và chuyển sang màu đỏ sậm khi trời mưa.

Trong khi chiêm ngưỡng vẻ kỳ vĩ, ngoạn mục của những cồn cát Mũi Né, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động ngoài trời hấp dẫn trên cát như: trượt cát, hay ngắm cảnh biển và chinh phục cồn cát trên xe jeep…

Suc quyen ru ngot ngao cua gio va cat Mui Ne hinh anh 5 Bàu Trắng trên báo nước ngoài. Ảnh: Bruisedpassports
Bàu Trắng trên báo nước ngoài. Ảnh: Bruisedpassports.

Nếu muốn thay đổi không khí sau khi vui đùa thỏa thíchh trên “biển cát”, du khách có thể tiến về Bàu Sen (Bàu Trắng) cách Mũi Né không xa để về với biển thực sự và tắm mình trong làn nước mát và thư giãn cùng thiên nhiên, mây trời và cả bóng của “biển cát” in xuống mặt biển xanh trong.

Hãy đến với Mũi Né nếu muốn phiêu lưu cùng biển, gió và cát. Bạn sẽ thấy thiên nhiên đã ưu ái vùng đất cằn này thế nào.

Theo Tuấn Nghĩa / Báo Timeout Việt Nam

PHÂN BIỆT GIỮA CÁC CÔNG NGHỆ UPS (OFFLINE/ LINE-INTERACTIVE/ ONLINE)

Tên gọi UPS

Vào cuối thế kỷ 20, độ tin cậy cung cấp điện của các nước công nghiệp phát triển vào khoảng 99.9%, tương ứng khoảng thời gian mất điện trong một năm là 8 giờ mà phổ biến dưới dạng mất điện trong một vài phút. Điều này không thành vấn đề đối với hệ thống chiếu sáng hoặc hệ thống điện cơ, tức với kỹ thuật tương tự (analog), chất lượng điện chỉ bao gồm hai chỉ tiêu quan trọng nhất là điện áp và tần số.

Nhưng đối với hệ thống kỹ thuật số (Digital) vấn đề không đơn giản như vậy. Đặc biệt với các thiết bị trong lĩnh vực công nghệ thông tin được ứng dụng từ công nghệ kỹ thuật số luôn được xem là bước đệm quan trọng trong việc làm gia tăng sản phẩm, giảm thiểu chi phí sản xuất và tạo sự ổn định bền vững cho xã hội.

Độ tin cậy cung cấp điện của các hệ thống có máy tính cần phải tăng lên rất nhiều, vì mất điện dù chỉ trong một vài mini giây sẽ có nguy cơ mất hết thông tin hoặc làm rối loạn quá trình trao đổi dữ liệu máy tính và các yêu cầu hệ thống kỹ thuật số phải khởi động lại.

Chính vì vậy, UPS được viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Uninterruptible Power Supply được hiểu như là hệ thống nguồn cung cấp liên tục hay đơn giản hơn là bộ lưu trữ điện dự phòng nhằm làm tăng độ tin cậy cung cấp điện cho hệ thống ra đời.

Lịch sử phát triển UPS

Công nghệ thay đổi nhanh chóng làm gia tăng các loại thiết bị công nghệ cao, nhạy cảm hơn với nguồn điện. Thiết bị lưu điện (UPS) được sử dụng để bảo vệ nguồn điện cũng được quan tâm nhiều hơn. Công suất của UPS có thể từ vài trăm VA (bảo vệ nguồn điện cho máy tính cá nhân, thiết bị tiêu thụ điện công suất nhỏ) đến hàng triệu VA (MVA – bảo vệ nguồn điện cho các trung tâm dữ liệu, viễn thông lớn). Ở một thời điểm, hoàn cảnh nào đó, có nhiều tên gọi được sử dụng để đặt cho các UPS gây ra một số nhầm lẫn, không rõ ràng cho người sử dụng. Để thuận tiện cho người dùng về việc đánh giá, lựa chọn, vận hành UPS, chúng tôi giới thiệu một số điểm khác biệt của các UPS căn cứ trên phân loại của IEC (International Electrotechnical Commission), Cenelec (European standardisation committee). Tiêu chuẩn IEC 62040-3 và EN 50091-3 đưa ra ba loại UPS và các cách để sử dụng đúng giá trị, hiệu năng của các loại UPS này. UPS được gọi với tên “On-line” (trực tuyến) được sử dụng từ những năm 1970. Tiếp theo đó, vào những năm 1980, UPS với tên gọi “Off-line” (dự phòng thụ động/ Passive standby)- ngược với “On-line”- được sử dụng để đáp ứng yêu cầu rộng rãi hơn cho các loại tải khác nhau. Và vào những năm 1990, thuật ngữ “Line-interactive” (tương tác đường dây) được sử dụng, đánh dấu sự ra đời của loại UPS thứ ba – UPS chuyển đổi thuận nghịch. Tuy nhiên, nhiều tên gọi khác của loại “Line-interactive” cũng được nhắc đến như “In-line” hoặc một số trường hợp được gọi là “On-line”.

Phân biệt điểm khác nhau giữa các công nghệ UPS (Offline/ Line-interactive/ Online)

  1. Về nguyên lý hoạt động

– UPS offline: Khi có nguồn điện lưới UPS sẽ cho điện lưới thẳng tới phụ tải. Khi mất điện, tải sẽ được chuyển mạch cấp điện từ ắc quy qua bộ inverter. Như vậy, chất lượng nguồn điện ra từ UPS hoàn phụ thuộc vào chất lượng của nguồn điện vào UPS.

Hình 1

Hình 1: Nguyên lý hoạt động của UPS công nghệ offline

– UPS Line-interactive  hay UPS offline công nghệ Line-interactive (UPS công nghệ tương tác đường dây) có thêm bộ điều chỉnh điện áp tự động AVR được nắp đặt theo từng thiết kế của nhà sản xuất. Khi có nguồn điện lưới UPS sẽ cho điện lưới qua bộ AVR rồi tới tải. Khi mất điện, điện từ ắc quy qua bộ inverter qua bộ AVR tới tải. Như vậy, nhờ bộ tự động điều chỉnh điện áp AVR, điện áp đầu ra của UPS được ổn định, không phụ thuộc vào điện áp của nguồn đầu vào.

Hình 2

Hình 2: Nguyên lý hoạt động của UPS công nghệ Line-interactive

– UPS Online: Hoạt động theo nguyên tắc chuyển đổi kép: từ AC sang DC sau đó chuyển ngược DC sang AC. Do đó nguồn điện cung cấp cho tải hoàn toàn do UPS tạo ra đảm bảo ổn định cả về điện áp và tần số. Điều này làm cho các thiết bị được cung cấp điện bởi UPS hầu như cách ly hoàn toàn với sự thay đổi của lưới điện. Vì vậy, nguồn do UPS online tạo ra là nguồn điện sạch (lọc hầu hết các sự cố trên lưới điện), chống nhiễu hoàn toàn.

Hinh 3

Hình 3: Nguyên lý hoạt động của UPS công nghệ Online

2. Ưu nhược điểm và sự khác nhau giữa các công nghệ UPS (Offline/ Line-interactive/ Online)

Hinh 4

UPS công nghệ “Off-line/ Standby” rõ ràng có nhiều yếu điểm nhất so với các UPS công nghệ “On-line” và “Line-interactive” do được thiết kế đáp ứng yêu cầu tối thiểu là lưu điện và mang đến một chi phí nhỏ nhất cho các ứng dụng cơ bản của người dùng máy tính cá nhân. Theo bảng liệt kê trên, ta nhận thấy hiệu suất sử dụng của UPS “On-line” đạt thấp nhất. Nguyên nhân là cả bộ nạp ắc quy và bộ nghịch lưu chuyển đổi đầy đủ công suất tải theo thiết kế dẫn đến phát sinh nhiệt không mong muốn ra môi trường. Mặt khác, bộ nghịch lưu sử dụng liên tục dẫn đến độ tin cậy của hệ thống giảm, do tuổi thọ sử dụng giảm dần, cần bảo dưỡng hệ thống nhiều hơn. Trong khi đó, dòng điện vào bộ nạp ắc quy lớn thường không tuyến tính nên gây các ảnh hưởng không tốt đến mạng điện và máy phát điện dự phòng. Tuy nhiên, ưu điểm của UPS “On-line” là loại trừ được các đặc tính không tốt của nguồn điện lưới như méo hài, trượt tần, xung chuyển mạch… mà các UPS “Line-interactive” hay “Off-line” không có được do toàn bộ công suất điện lưới xoay chiều AC được chuyển đổi thành nguồn một chiều DC trước khi được biến đổi ngược trở lại thanh nguồn xoay chiều cấp đến tải tiêu thụ điện.

Một ưu điểm khác của UPS “On-line” là chấp nhận nguồn điện lưới có điện áp thấp hơn so với UPS “Line-interactive” hay “Off-line” trong trường hợp UPS vận hành không đầy tải. Hơn nữa, với cấu trúc bao gồm mạch nối tắt “bypass” giúp UPS “On-line” có thể vận hành ngay cả khi có lỗi một trong các thành phần của mạch chuyển đổi kép với thời gian chuyển đổi tương đương với UPS “Line-interactive”. Với cùng một mức công suất, kích thước của UPS “On-line” thường nhỏ gọn hơn các UPS “Line-interactive”. UPS “On-line” cho phép chuyển đổi tần số từ 50Hz thành 60Hz (và ngược lại) khi cần  UPS “On-line” còn được là loại UPS VFI (Voltage and Frequency Independent) – điện áp và tần số không phụ thuộc nguồn điện lưới đầu vào.

Đối với UPS “Line-interactive” điện áp được ổn định nhờ bộ điều chỉnh điện áp tự động (AVR), bộ lọc được lắp đặt theo từng thiết kế của các nhà sản xuất. Đây là ưu điểm so với UPS “Off-line/ Standby”, nhưng là yếu điểm có với UPS “On-line”

Ứng dụng cho các loại UPS

Căn cứ các ưu điểm, yếu điểm ở trên, người sử dụng có thể lựa chọn UPS đáp ứng yêu cầu bảo vệ cho từng loại thiết bị cụ thể, đồng thời tối ưu hóa tổng chi phí cho người sử dụng. Sơ bộ, ứng dụng bảo vệ của các UPS theo công nghệ có thể lựa chọn theo khuyến cáo sau:

UPS “Off-line”: máy tính các nhân, điện thoại cố định …

UPS “Line-interactive”: máy trạm, thiết bị mạng nhỏ, cửa cuốn, thang máy …

UPS “On-line”: máy chủ, thiết bị mạng quan trọng, thiết bị viễn thông, công nghiệp …

Theo ADC distribution

Học cách quản lý tài chính của người Nhật, tôi đã tiết kiệm được 40% chi tiêu mà cuộc sống vẫn vô cùng thoải mái

Tình cờ biết tới phương pháp quản lý tài chính Kakeibo của người Nhật, tôi đã thử áp dụng. Kết quả, chỉ trong vòng một năm, tôi đã tiết kiệm được gần 200 triệu. Con số không hẳn cao, nhưng đối với tôi, đó cũng là một thành tựu nho nhỏ. Được biết, phương pháp này người Nhật đã thử và họ đã tin cậy, yêu thích nó suốt 114 năm qua.

Học cách quản lý tài chính của người Nhật, tôi đã tiết kiệm được 40% chi tiêu mà cuộc sống vẫn vô cùng thoải mái

Trí nhớ có thể mơ hồ, nhưng những cuốn sổ thì không!

Vốn là một người yêu thích văn hóa Nhật và thói quen kỉ luật, quản lý thời gian, quản lý tài chính của người Nhật, tôi thường tìm đọc sách báo liên quan tới lĩnh vực này. Nhờ đó, tình cờ tôi biết tới phương pháp quản lý tài chính hiệu quả bằng phương pháp đơn giản: Ghi lại tất cả những gì mình đã chi tiêu theo những phân loại cụ thể. Họ gọi cuốn sổ ghi chép ấy là Kakeibo.

Được biết, Kakeibo là ý tưởng của nữ nhà báo đầu tiên tại Nhật Bản, bà Motoko Hani. Với niềm tin sự ổn định về tài chính rất quan trọng với hạnh phúc gia đình, bà Motoko Hani đã cho xuất bản trên tạp chí cuốn sổ chi tiêu đầu tiên thiết kế dành riêng cho các bà nội trợ, vào năm 1904. Kể từ đó, Kakeibo đã đồng hành cùng người dân Nhật trong hành trình xây dựng và duy trì lối sống cần kiệm mà chúng ta vẫn luôn ngưỡng mộ.

Cảm thấy giá trị, tôi đã âm thầm áp dụng suốt hơn một năm qua, và tới cuối năm, kết quả tổng kết số tiền tiết kiệm được, vợ chồng tôi đã vô cùng bất ngờ. Tổng thu nhập cứng của hai vợ chồng dao động khoảng 45 triệu, chúng tôi trừ tất cả chi phí sinh hoạt, ma chay hiếu hỉ, chăm nuôi con nhỏ…, trong một năm hai vợ chồng tiết kiệm được chính xác là 195.500.000 đồng.

Là một cuốn sổ ghi chép tài chính, tuy nhiên Kakeibo không đơn thuần chỉ là một sự liệt kê hàng ngày bạn những gì liên quan đến tài chính: thu, chi, nợ. Ẩn đằng sau nó cũng có những triết lý thú vị.

Người Nhật không đặt nhiều niềm tin vào “trí nhớ”. Bởi bạn tiến hành các hoạt động mua bán của mình ở những thời điểm, địa điểm khác nhau. Ghi lại những hoạt động này trên giấy chính là tổng hợp lại những hoạt động này, để bạn có thể nhìn lại chúng một cách chi tiết, cụ thể. Công việc này chắc chắn sẽ mất của bạn một chút thời gian. Nhưng, có lẽ bạn sẽ đồng ý rằng, người Nhật không bao giờ đầu tư thời gian của họ vào những việc kém hiệu quả.

Người dân Nhật cho rằng ghi lại tất cả các hoạt động tài chính của mình một cách có tổ chức sẽ giúp bạn ý thức được rõ ràng những thói quen chi tiêu của bản thân. Dần dần, trong quá trình ghi chép bạn sẽ dần hiểu được mình đang chi tiêu như thế nào: Có thể bạn đang tiêu quá nhiều tiền cho ăn uống, hay chưa dành đủ tài chính cho những hoạt động văn hóa. Nhận biết được những khoản chi tiêu lãng phí, thiếu hợp lý sẽ giúp bạn điều chỉnh hiệu quả cách chi tiêu của mình, từ đó hoàn thành được mục tiêu tiết kiệm đã đề ra.

Học cách quản lý tài chính của người Nhật, tôi đã tiết kiệm được 40% chi tiêu mà cuộc sống vẫn vô cùng thoải mái - Ảnh 1.

Dùng sổ Kakeibo như thế nào?

1. Kakeibo tạo động lực cho người sử dụng lên kế hoạch chi tiêu cho chính mình từ những ngày đầu tiên của tháng. Trước hết, bạn cần ghi lại thu nhập cá nhân và những khoản chi tiêu cố định mà chắc chắn bạn phải thanh toán (tiền thuê nhà, tiền điện nước, Internet, …). Điều này sẽ giúp bạn biết được số tiền mình có thể tiêu trong tháng này sẽ ở mức như thế nào.

2. Xác định số tiền bạn muốn để dành trong tháng và cất riêng khoản này. Hãy cố gắng không động vào số tiền này khi chi tiêu trong những tuần tiếp theo.

3. Trong những trang tiếp theo của cuốn sổ, hãy ghi lại những chi tiêu của bạn theo bốn phân loại:

– Thiết yếu: Những chi tiêu dành cho thực phẩm, dược phẩm, di chuyển, con trẻ; 

Những khoản chi tiêu thiết yếu này rõ ràng chúng tôi không thể loại trừ được. Mục tiêu ban đầu là vợ chồng tôi khoanh thành một khoản cố định, nhưng có những tình huống phát sinh như con ốm, thuốc men… thì rõ ràng mức tài chính bỏ ra sẽ phải cao hơn.

– Có thể lựa chọn: Những chi tiêu dành cho đi cafe, nhà hàng, mua đồ ăn sẵn, mua sắm, (thuốc lá); 

Thực tế, thay vì ăn hàng như ngày còn son dỗi, vợ chồng chúng tôi đã chuyển sang nấu nướng tại nhà, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa tiết kiệm kha khá chi tiêu. Những buổi cà phê cuối tuần, xem phim… chúng tôi vẫn cố gắng duy trì, vừa để gia tăng hương vị tình yêu, vừa để giải tỏa stress.

– Văn hóa tinh thần: sách, nhạc, các buổi biểu diễn, xem phim, tạp chí; 

Vợ chồng tôi cùng có sở thích đọc sách, chính ra, cả hai tiêu tốn kha khá tiền đầu tư vào sách vở. Nhưng, đây là khoản đầu tư chúng tôi cảm thấy “hời” nhất. Thế giới quan được mở rộng, nhân sinh quan thêm phong phú và đặc biệt có thể trò chuyện được nhiều với nhau hơn thông qua những cuốn sách cùng yêu thích.

– Ngoài dự kiến: Quà tặng, hiếu hỉ, sửa chữa.

Đối nội, đối ngoại đều phải chu toàn – khoản chi tiêu này không thể bỏ qua. Chưa kể thi thoảng hỏng đường điện, hỏng ống nước, hỏng bếp… cũng cần khoản chi tiêu không nhỏ. Nhưng, về cơ bản vợ chồng tôi vẫn xoay sở ổn thỏa.

4. Xây dựng “cam kết” tài chính của tháng (Ví dụ: Giảm bớt lượng thuốc lá sử dụng trong tháng, tìm một cửa hàng cung cấp gas rẻ hơn.

5. Vào cuối mỗi tháng, hãy ngồi xuống và bình tĩnh xem xét trận chiến giữa “con lợn tiết kiệm” và “con sói chi tiêu” của bạn.  Nghĩa là hãy so sánh số tiền ban đầu bạn định ra cho chi tiêu của tháng và những gì bạn đã thực sự chi. Sự chênh lệch này chính là số tiền bạn tiết kiệm thêm được cho tháng đó (không kể tới khoản tiết kiệm được nhắc đến ở bước 2).

Học cách quản lý tài chính của người Nhật, tôi đã tiết kiệm được 40% chi tiêu mà cuộc sống vẫn vô cùng thoải mái - Ảnh 2.

Tập trung vào Thực phẩm (hoạt động ăn uống)

Cuốn số Kakeibo của Nhật rất ưu tiên không gian dành cho những ghi chép về “Thực phẩm”. Bởi theo người dân của xứ Anh đào, đây là lĩnh vực có thể “gây lãng phí lớn nhất”, nhưng lại đồng thời là lĩnh vực thuận lợi nhất cho việc “cắt giảm chi phí”. Người Nhật thường có nhiều cách để ghi chép về tài chính trong lĩnh vực này.

Họ có thể ghi lại các mua bán theo phân loại thực phẩm. Ví dụ như: tinh bột, thịt cá, trứng sữa, rau xanh và hoa quả v.v. Cách thức này còn giúp bạn biết được mình có đang ăn uống một cách lành mạnh hay không.

Bên cạnh đó có một cách thức đơn giản hơn, đó là ghi chép theo loại hình: thức ăn thường nhật, đồ ăn vặt, ăn ở ngoài, v.v.

Hãy biết cách trì hoãn sự thích thú

Đây là một trong những bài học tài chính đầu tiên mà cha mẹ Nhật dạy cho con trẻ từ khi chúng còn rất bé. Cha mẹ thường nhắc nhở trẻ rằng càng tiết kiệm được nhiều chúng sẽ càng mua được những đồ cá nhân có giá trị trong tương lai. Đó là lý do tại sao, các phụ huynh Nhật bản thường khuyến khích con em mình gửi tiền “lì xì” vào ngân hàng, thay vì chi tiêu cho những ham muốn nhất thời của chúng.

Bên cạnh đó, họ giúp những đứa trẻ ghi nhớ: Vay tiền của người khác là một hành động không được đánh giá cao trong xã hội Nhật Bản. Vậy nên, khi có cơ hội, các sinh viên ở Nhật luôn được khuyến khích tìm công việc làm thêm để tự chi trả cho những nhu cầu cá nhân của mình, bên ngoài ngân sách chung của gia đình.

Theo thời gian, điều này sẽ giúp các thanh niên rèn luyện khả năng quản lý tài chính cá nhân. Từ đó, khi một người Nhật bắt đầu sự nghiệp cá nhân và gây dựng gia đình riêng, anh ta đã được chuẩn bị rất chu đáo cho việc quản lý tài chính của mình.

Học cách quản lý tài chính của người Nhật, tôi đã tiết kiệm được 40% chi tiêu mà cuộc sống vẫn vô cùng thoải mái - Ảnh 3.

Những chiếc phong bì có phép thuật

Một trong những phương pháp “quản lý ngân sách” được khuyến khích tại Nhật Bản đó là sử dụng những chiếc phong bì. Người Nhật rất thích chi tiêu bằng tiền mặt. Tùy theo cách quản lý tài chính của mỗi cá nhân, người Nhật sẽ chia số tiền định ra để chi tiêu trong tháng vào nhiều những phong bì khác nhau.

Mỗi phong bì sẽ là số tiền dành cho các mục đích sử dụng khác nhau. Mỗi khi tiêu một phong bì, số tiền đó sẽ biến mất. Bạn không thể gian lận vơi chính mình.

Trong nhiều trường hợp, người Nhật sẽ coi  việc sử dụng “những chiếc phong bì này” là một “thử thách” để cố gắng giữ lại được càng nhiều phong bì nhất có thể tới ngày cuối cùng của tháng.

Bên cạnh đó, người Nhật cũng rất thích việc tiết kiệm những đồng xu nhỏ. Họ không coi thường những đồng tiền lẻ ra trong chi tiêu hàng ngày. Cho tiền lẻ bạn có vào một chiếc lọ mỗi cuối ngày, chắc chắn sẽ có lúc bạn cần tới những đồng xu lẻ ấy.

Với tôi, đây là phương pháp tiết kiệm chi tiêu rất hiệu quả. Vợ chồng tôi biết rõ việc tiêu tiền vào việc gì, sẽ cần chi tiêu vào khoản gì và tiền đầu tư cho tương lai được hoạch định rõ ràng, khúc chiết nhờ cuốn sở Kakiebo này.

Nguyễn Hoa

Theo Trí Thức Trẻ

Sưu tầm

Vượt quy hoạch điện mặt trời, Bộ Công Thương vẫn muốn bổ sung 17 dự án

Các dự án điện mặt trời xin bổ sung vào quy hoạch đều có công suất dưới 50 MWp và phần lớn ở miền Trung, miền Nam.

Trong một văn bản truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Văn phòng Chính phủ cho biết, lãnh đạo Chính phủ đồng ý với kiến nghị xin bổ sung 17 dự án điện mặt trời của Bộ Công Thương vào quy hoạch. Phó thủ tướng yêu cầu cơ quan này xem xét việc thẩm định, phê duyệt bổ sung dự án theo đúng quy định pháp luật.

Các dự án điện mặt trời mà Bộ Công Thương muốn đưa vào quy hoạch lần này đều có công suất dưới 50 MWp và tập trung ở miền Trung, miền Nam – nơi có bức xạ mặt trời tốt, điều kiện thuận lợi để triển khai. Bộ này cũng cho rằng, khả năng đấu nối của số dự án trên vào hệ thống lưới cơ bản đều đáp ứng giải tỏa công suất cho các nhà máy.

Việc xin bổ sung diễn ra trong bối cảnh số lượng dự án điện mặt trời được cấp phép trước đây đã vượt Quy hoạch điện VII (bổ sung), gây lo ngại quá tải hệ thống lưới điện truyền tải, khiến nhiều dự án điện mặt trời khi hoàn thành cũng khó phát điện lên hệ thống.

Dữ liệu đến hết tháng 9/2018 của Bộ Công Thương cho biết, 121 dự án được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch điện quốc gia và cấp tỉnh với tổng công suất phát điện đến 2020 là 6.100 MW và 2030 là 7.200 MW. Nếu 17 dự án trên tiếp tục được bổ sung thì tổng cộng gần 140 dự án điện mặt trời được đưa vào quy hoạch sau hơn một năm Quyết định 11 về tăng giá điện mặt trời lên 9,5 cent một kWh có hiệu lực.

Các dự án xin bổ sung quy hoạch lần này cũng tập trung ở khu vực miền Trung, miền Nam – nơi đang được xem có khả năng quá tải lưới truyền tải nếu các dự án điện mặt trời ồ ạt vận hành trong thời gian tới.

Bộ Công Thương đang xin bổ sung thêm 17 dự án điện mặt trời vào quy hoạch điện quốc gia. 

Bộ Công Thương đang xin bổ sung thêm 17 dự án điện mặt trời vào quy hoạch điện quốc gia.

Dự án điện mặt trời Phước Trung (tỉnh Ninh Thuận) là một trong 17 dự án đang xin phê duyệt lần này, nằm tại khu vực đã có 29 dự án khác được bổ sung vào quy hoạch với tổng công suất hơn 2.100 MWp và 14 dự án điện gió đã được tỉnh cấp chủ trương đầu tư, công suất trên 789,7 MW.

Một năm sau Thông tư số 16/2017 quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu (PPA) áp dụng cho các dự án điện mặt trời có hiệu lực, EVN đã ký 54 hợp đồng mua bán điện với các chủ đầu tư, tổng công suất gần 3000 MW. Con số này cũng vượt xa Quy hoạch điện 7 điều chỉnh trong đó định hướng tới 2020 công suất điện mặt trời 850 MW và tăng lên 4.000 MW sau đó 5 năm.

Mặt khác, loại năng lượng này vận hành không ổn định do phụ thuộc thời tiết và giá điện cao, 9,5 cent (gần 2.100 đồng) một kWh, cũng khiến bùng nổ cuộc “chạy đua” đầu tư vào dự án điện mặt trời.

Tại hội nghị tổng kết ngành điện 2018, ông Nguyễn Đức Cường – Giám đốc Trung tâm điều độ A0 (Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN) cho rằng, thách thức lớn với hệ thống điện năm nay là tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời). Lượng lớn các nhà máy điện mặt trời sẽ bắt đầu phát công suất vào hệ thống với tổng công suất dự kiến khoảng 2.200 MWp trong năm nay.

“Với đặc tính vật lý tự nhiên, các nhà máy điện mặt trời sẽ có hệ số đồng thời khá cao, tạo ra biến động lượng công suất lớn trong khoảng thời gian rất ngắn, trong khi lượng công suất dự phòng của hệ thống không cao. Đây chính là thách thức lớn mà hệ thống điện chưa từng phải đối mặt”, ông Cường lo ngại.

Thống kê của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) cho thấy, nếu tính các nhà máy điện mặt trời đã ký và đang đàm pháp hợp đồng mua bán điện thì tổng công suất điện mặt trời trên địa bàn tỉnh Bình Thuận lên tới 749,63 MW và Ninh Thuận là 1.047,32 MW (1/2 so với phê duyệt) dẫn đến tình trạng các đường dây truyền tải khu vực này đã rơi vào tình trạng đầy tải, quá tải. Nếu sản lượng hay công suất các nhà máy điện mặt trời bị giảm 10%, mọi tính toán có thể bị đảo lộn, các dự án sẽ không thể thực hiện.

Giải pháp tránh quá tải lưới điện truyền tải, EVN kiến nghị phát triển đồng bộ giữa lưới điện và nguồn điện, đồng thời đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia các công trình lưới điện truyền tải cần thiết để phục vụ giải phóng công suất các dự án điện gió, điện mặt trời.

Giữa tháng 12/2018, Thủ tướng đã có văn bản yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo về sự phát triển ồ ạt điện mặt trời và cảnh báo của giới chuyên gia “lo điện mặt trời theo vết xe đổ Trung Quốc”.

Anh Minh

nguồn theo vnexpress.net

Đề xuất đầu tư gần 12 tỷ USD phát triển dự án điện gió Kê Gà

Đề xuất đầu tư gần 12 tỷ USD phát triển dự án điện gió Kê Gà
Dự án điện gió Kê Gà có công suất phát điện 3.400 MW với quy mô vốn đầu tư gần 12 tỷ USD vừa được giới thiệu với các bên như một đột phá mới cho kinh tế Việt Nam.

Theo đề xuất, dự án được lên kế hoạch thực hiện trên diện tích gần 2.000 km, cách đất liền tổi thiểu 20 km ngoài khơi tỉnh Bình Thuận, tính từ mũi Kê Gà, được xem là đột phá mới cho năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, chuyên đề về dự án điện gió Kê Gà nhằm mục đích làm sáng tỏ những yêu cầu, thách thức và những hỗ trợ của các cơ quan hữu trách  để dự án sớm hoàn thành thủ tục đầu tư, sớm triển khai xây dựng, nhằm tăng thêm nguồn điện lớn cho hệ thống điện của Việt Nam. Nhất là khi đây là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính.

Nhà đầu tư Enterprize Enegry đến từ Anh cho biết, các đối tác Việt Nam trong Dự án này là Công ty liên doanh dầu khí Việt – Nga (Vietsovpetro), Công ty cổ phần Kết cấu kim loại và Lắp máy dầu khí (PVC – MS) và Công ty cổ phần Tư vấn Điện 3 (EVN PCCE3); nhà cung cấp thiết bị tuabin là Mitsubishi Vestas Offshore Wind (MVOW – một liên doanh giữa Vestas và mitsubishi); nhà cung cấp tài chính được biết tới là Ngân hàng Societe Genarale.

Theo ông Ian Hatton, Chủ tịch Enterprize Enegry cho hay, dự án sẽ được phân kỳ đầu tư với công suất mỗi giai đoạn khoảng 600 MW. Tổng vốn đầu tư được thu xếp cho dự án 3.400 MW vào khoảng 9 tỷ USD, chưa kể phần đầu tư kết nối vào lưới điện quốc gia. Nhà đầu tư cũng đã làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận và được ủng hộ đặc biệt.

Hiện giá mua điện gió ngoài khơi đang được quy định là 9,8 cent/kWh được áp dụng cho một phần, hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

Thanh Hương
Theo báo đầu tư online

Trong khi EVN đang lo thiếu than, thiếu điện thì số lượng dự án điện mặt trời đăng ký tăng vọt, vượt vài chục lần quy hoạch. Tuy nhiên, vẫn còn không ít rào cản.

Rầm rộ đầu tư điện mặt trời - Ảnh 1.

Công nhân lắp ráp tấm pin mặt trời tại Nhà máy điện mặt trời BIM2, công suất 250 MW (xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) – Ảnh: MINH TRÂN

Thủ tướng đã có chính sách tăng giá mua điện mặt trời, theo đó giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT, tương đương với 9,35 cent/kWh, được điều chỉnh theo biến động của tỉ giá đồng/USD). Cú hích này thay đổi quyết định của nhà đầu tư.

Nhiều dự án lớn

Hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh) được biết đến là công trình thủy nông nhân tạo lớn nhất Việt Nam với diện tích 270km2 và 45,6km2 đất bán ngập nước, đang cung cấp nước cho Tây Ninh, Bình Dương, Long An và TP.HCM. 

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, hiện UBND tỉnh Tây Ninh đã cấp chủ trương đầu tư cho một số dự án điện mặt trời được triển khai tại đây, trong đó phải kể đến dự án điện mặt trời Dầu Tiếng 1, Dầu Tiếng 2, Dầu Tiếng 3 – tổng công suất 500 MW, tổng vốn đầu tư gần 12.500 tỉ đồng do Công ty cổ phần Năng lượng Dầu Tiếng Tây Ninh làm chủ đầu tư. 

Đây là dự án điện mặt trời được cho là lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. 

Ngoài ra trên khu vực hồ Dầu Tiếng còn có một số dự án điện mặt trời khác như dự án điện mặt trời Trí Việt 1 và Bách Khoa Á Châu 1. 

Nếu kịp đưa vào vận hành trước tháng 6-2019, các dự án này sẽ biến Tây Ninh trở thành một trong những trung tâm năng lượng tái tạo lớn của Việt Nam.

Đề cập tiến độ dự án này, ông Trần Quang Hùng, phó giám đốc Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa, cho biết đã cùng với địa phương cơ bản bàn giao mặt bằng để nhà đầu tư triển khai dự án.

Theo ông Bùi Văn Thịnh – chủ tịch, tổng giám đốc Công ty cổ phần phong điện Thuận Bình, ngoài đầu tư phong điện, hiện ông cũng lắp đặt thử nghiệm điện mặt trời với công suất 20kWp (xã Phú Lạc, Tuy Phong, Bình Thuận); đồng thời dự kiến mở rộng quy mô điện mặt trời tại đây với công suất lên đến 150 MW. 

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là dự án của ông chưa được bổ sung vào quy hoạch nên tạm thời sẽ tập trung phát triển phong điện.

Đề cập về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, ông Thịnh cho rằng với mức giá mua điện (EVN mua lại của nhà đầu tư) là 9,35 cent/kWh là mức giá quá tốt để thu hút các nhà đầu tư triển khai dự án điện mặt trời. 

Cũng theo ông Thịnh, vì mức giá hấp dẫn này mà thời gian qua nhiều nhà đầu tư “ùn ùn” xin dự án điện mặt trời dẫn đến quy hoạch bị phá vỡ.

Không chỉ một vài dự án, thời gian qua trên cả nước hàng loạt dự án điện mặt trời cũng được lên kế hoạch hoặc khởi công. 

Theo Bộ Công thương, tính đến cuối tháng 8-2018, có 121 dự án điện mặt trời đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và cấp tỉnh với tổng công suất dự kiến phát điện trước năm 2020 là 6.100 MW. 

Trong đó, có 25 dự án đã ký hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và có 70 dự án đã được thẩm định thiết kế cơ sở. Hiện các chủ đầu tư đang tích cực triển khai dự án để đảm bảo kịp tiến độ.

Rầm rộ đầu tư điện mặt trời - Ảnh 2.

Thay cho ống khói nhiệt điện, hồ nước thủy điện, những tấm pin sản xuất điện xuất hiện ngày càng nhiều – Ảnh: M.TRÂN

Tranh thủ đầu tư để hưởng ưu đãi

Như vậy với số lượng dự án năng lượng mặt trời kể trên, theo một cán bộ có thẩm quyền của Bộ Công thương, đã vượt nhiều lần so với quy hoạch điện 7 điều chỉnh mà Thủ tướng đã phê duyệt (trong đó định hướng phát triển điện mặt trời đạt khoảng 850 MW vào năm 2020, khoảng 4.000 MW vào năm 2025).

Lý giải câu chuyện nhiều dự án chạy đua xin được đầu tư trước thời điểm tháng 6-2019, một chuyên gia lĩnh vực năng lượng tái tạo cho rằng bởi đây chính là thời điểm kết thúc áp dụng mức giá mua điện 9,35 cent/kWh điện mặt trời (theo quyết định 11/2017 của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam). 

Tức sau thời gian trên có thể sẽ có cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mới, với mức giá mua điện mới. 

Cũng theo chuyên gia này, với tình hình đầu tư mở rộng và công nghệ tiến bộ, suất đầu tư điện mặt trời ngày càng rẻ hơn. 

Chính vì vậy, cơ chế mới có khả năng sẽ quy định giá mua điện giảm. Vì vậy, nhiều dự án phải chạy nhanh trước thời điểm 30-6-2019.

Cũng theo chuyên gia này, việc phát triển ồ ạt điện mặt trời, điện gió có mặt tích cực tăng tỉ trọng khai thác nguồn năng lượng tái tạo, giảm phát sinh nguồn điện trực tiếp gây ô nhiễm… 

Tuy nhiên, mặt trái là quá nhiều dự án điện mặt trời phát triển cùng lúc ở khu vực khi đấu nối vào đường dây hiện hữu dẫn đến khả năng phải đầu tư thêm lưới điện truyền tải, trạm biến áp… 

Với suất đầu tư cao, chi phí sẽ được tính vào cơ cấu giá điện. Vì vậy không loại trừ khi tỉ trọng năng lượng tái tạo càng nhiều, giá điện người dân phải trả càng cao.

Còn nhiều thách thức

Theo ông Trần Viết Ngãi – chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, trong điều kiện các nguồn thủy điện khai thác gần hết thì việc phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời là rất cần thiết và xu thế của thế giới. 

Riêng điện mặt trời tại Việt Nam, từ lâu các tổ chức quốc tế đã tổ chức khảo sát cho thấy bức xạ mặt trời từ khu vực phía nam miền Trung trở vào tốt hơn các khu vực khác để phát triển. 

Từ năm 2007 Chính phủ đã có chủ trương phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Khi có mức giá 9,35 cent/kWh, nhiều nhà đầu tư ồ ạt xin làm dự án điện mặt trời. 

Tuy nhiên đến thời điểm này, theo ghi nhận của hiệp hội, nhìn lại các dự án điện mặt trời được đầu tư và thực sự vận hành chỉ đếm trên đầu ngón tay, rất nhiều trường hợp mua đi bán lại dự án.

Ông Ngãi nhấn mạnh thực tế cho thấy năng lượng mặt trời là dạng năng lượng “trời cho” nhưng vấn đề sử dụng thế nào, hiệu quả ra sao là câu chuyện hoàn toàn khác. 

Việc đầu tư không đồng bộ, không có cơ chế vận hành thích hợp, điện mặt trời có thể gây mất ổn định hệ thống điện, gây tụt áp, rã lưới… 

Cụ thể nguồn điện mặt trời chỉ hoạt động khi nắng tốt, ở những thời điểm như trời mưa, trời nhiều mây mù hay ban đêm thì điện mặt trời gần như không hoạt động, trừ phi có hệ thống pin, ăcquy tích điện.

Đối với những dự án điện mặt trời quy mô lớn, hệ thống tích trữ này giỏi lắm cũng chỉ thêm 3-5 giờ nhưng chi phí đầu tư rất đắt đỏ. 

Nếu một dự án bình thường để đầu tư 1 MW điện mặt trời tốn 1 triệu USD nhưng kèm theo bộ tích điện thì chi phí đầu tư tăng lên gấp đôi.

Vì vậy khi hàng ngàn MW điện mặt trời được nối lưới, ngành điện vẫn phải tính toán phát triển nguồn bù vào hệ thống khi điện mặt trời không hoạt động… 

Nói thì dễ nhưng theo ông Ngãi, đây là vấn đề kỹ thuật phức tạp, các bên từ chủ đầu tư điện mặt trời, địa phương và ngành điện… phải họp bàn xây dựng quy trình điều độ phức tạp.

Để tiếp tục khuyến khích thu hút đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, trả lời Tuổi Trẻ, Bộ Công thương cũng cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chính sách như: nghiên cứu cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa nhà sản xuất điện năng lượng tái tạo và các hộ tiêu thụ lớn có mong muốn dùng điện từ nguồn năng lượng tái tạo, thí điểm cơ chế đấu giá điện mặt trời và tiến tới áp dụng cơ chế này cho các nguồn điện năng lượng tái tạo khác…

Theo tuổi trẻ online

Ông Nguyễn Văn Vy (Hiệp hội Năng lượng Việt Nam):

Hình thành thị trường năng lượng tái tạo

Để thúc đẩy năng lượng tái tạo cần tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo cấp tỉnh và cấp quốc gia, hình thành thị trường năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, bảo vệ môi trường, có cơ chế thanh toán bù trừ. Đặc biệt, cần có giải pháp đảm bảo hoạt động ổn định cho hệ thống điện khi điện gió và điện mặt trời vào nhiều…

N.AN ghi

Quy mô cấp điện mặt trời sẽ ngày càng lớn

Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực năng lượng mặt trời.

Tại Long An, BCG đang có 3 dự án điện mặt trời với tổng công suất là 200 MW tại xã Thạnh An, huyện Thạnh Hóa với tổng mức đầu tư là 200 triệu USD.

Ngoài ra, BCG đang trong tiến trình thực hiện các dự án năng lượng trên mặt hồ tại tỉnh Quảng Nam và năng lượng tái tạo trên mái nhà của các khu công nghiệp tại TP.HCM và các khu vực lân cận.

Theo ông Nguyễn Hồ Nam – chủ tịch BCG, tập đoàn này đưa định hướng sẽ cung cấp 2 GW (1 GW = 1.000 MW) điện mặt trời cho thị trường Việt Nam để góp phần đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước.

HỒNG PHƯƠNG

Theo tuổi trẻ online

Khởi công dự án điện mặt trời thứ 2 tại Bình Định

Khởi công dự án điện mặt trời thứ 2 tại Bình Định

Với việc khởi công xây dựng nhà máy điện mặt trời tại xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát), chỉ trong gần 4 tháng, Bình Định đã đón dự án điện mặt trời thứ 2 khởi công xây dựng với hy vọng thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương và đóng góp vào nguồn năng lượng quốc gia.

Công ty CP Tập đoàn Trường Thành Việt Nam (TTVN Group, Hà Nội) phối hợp với Công ty Quadran International (thuộc Tập đoàn Lucia Holding, CH Pháp) vừa tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà máy điện mặt trời tại xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát.

Dự án Nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp huyện Phù Cát có tổng diện tích 62 ha, công suất thiết kế 49,5 MW, tổng vốn đầu tư gần 1.140 tỷ đồng do Công ty CP năng lượng và công nghệ cao Bình Định làm chủ đầu tư. Nhà thầu thiết kế thi công lắp đặt dự án là công ty năng lượng tái tạo Juwi (CHLB Đức).

Dự án được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương đầu tư vào ngày 1/12/2017 và được Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 – 2025, xét đến 2035.

Theo cam kết của Chủ đầu tư dự án và nhà thầu thi công, dự án Nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp sẽ đi vào hoạt động từ quý 2/2019, góp phần bổ sung thêm công suất phát điện cho địa phương, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, tạo điều kiện cho việc phát triển công nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ông Hồ Quốc Dũng đánh giá cao sự nỗ lực của chủ đầu tư và nhà thầu thi công đã nhanh chóng hoàn tất các thủ tục pháp lý đầu tư và triển khai dự án. Công trình hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiểu phát thải nhà kính hạn chế tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu, phù hợp với chủ trương phát triển của Chính phủ .

Trước đó, vào tháng 4/2018, Công ty cổ phần Fujiwara (Nhật Bản) đã khởi công dự án Nhà máy điện mặt trời và điện gió Fujiwara Bình Định. Dự án nhà máy điện mặt trời kết hợp với điện gió có tổng quy mô công suất 100 MW, vốn đầu tư 63,69 triệu USD, được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn I, xây dựng Nhà máy điện mặt trời công suất 50 MW tại sườn phía Tây núi Phương Mai, Khu kinh tế Nhơn Hội với diện tích 60 ha sẽ đi vào hoạt động từ tháng 2/2019.

 Giai đoạn II đầu tư Nhà máy điện gió công suất 50 MW tại sườn núi Bà, thôn Tân Thanh, xã Cát Hải (huyện Phù Cát) với quy mô từ 200 – 250ha, dự kiến đi vào hoạt động năm 2020.

Hà Minh
Theo báo đầu tư online

First Solar “đặt cược” dự án tỷ USD tại Việt Nam

Tập đoàn First Solar (Hoa Kỳ) vừa lắp đặt thiết bị sản xuất tấm module năng lượng mặt trời Series 6 cho nhà máy tại Khu công nghiệp Đông Nam (TP.HCM), hướng tới việc đưa nhà máy tại Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất hàng đầu.

Sẽ sản xuất từ quý IV/2018

Thông tin với phóng viên Báo Đầu tư, ông Chan See Chong, Tổng giám đốc Công ty TNHH sản xuất First Solar Việt Nam cho biết, Công ty vừa tiếp nhận đợt thiết bị đầu tiên của quy trình sản xuất tấm module năng lượng mặt trời Series 6. Thiết bị này là bộ phận chính của máy mạ phủ Vapor Transport Deposition (VTD) – thiết bị được dùng để phủ chất bán dẫn lên mặt kính.

.
.

Ông Chan See Chong cho biết, Dự án Sản xuất pin năng lượng mặt trời tại Khu công nghiệp Đông Nam (TP.HCM) đã hoàn thành việc xây dựng nhà máy đầu tiên. Mới đây, Công ty đã đầu tư thêm 360 triệu USD để xây dựng nhà máy thứ hai có công suất 1,2 GW.

“Nhà máy First Solar đầu tiên sẽ sản xuất module năng lượng mặt trời Series 6 từ quý IV/2018. Khi cả hai nhà máy đi vào sản xuất, tổng công suất của First Solar sẽ đạt đến 2,4G W/năm”, ông Chan See Chong nói.

Thông tin từ Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM cho biết, lần điều chỉnh gần nhất, Dự án đã tăng thêm vốn thêm hơn 62 triệu USD, đưa tổng mức đầu tư lên hơn 1,066 tỷ USD. Đồng thời, nhà đầu tư điều chỉnh tăng công suất của nhà máy lên gấp đôi, với khoảng 5,31 triệu module/năm, so với công suất dự kiến ban đầu là 2,655 triệu module/năm. Dự kiến, sản phẩm làm ra tại đây chủ yếu sẽ được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và châu Âu.

First Solar hiện có 3 cơ sở sản xuất chính trên toàn cầu, đó là ở Hoa Kỳ, Malaysia và Việt Nam. Tập đoàn đã quyết định đầu tư 1,4 tỷ USD cho công nghệ sản xuất tấm module năng lượng mặt trời Series 6. Trong đó, riêng khoản đầu tư cho 2 nhà máy được xây dựng tại Việt Nam, theo công bố của First Solar, là 830 triệu USD.

First Solar tự tin vào khả năng cạnh tranh

Trên thế giới hiện có 2 công nghệ chủ yếu để sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời, đó là công nghệ đa tinh thể silicon và công nghệ màng mỏng. Theo đó, công nghệ đa tinh thể silicon phần lớn là do các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất và có thể cung cấp hơn 2/3 số tấm pin mặt trời cho thị trường toàn cầu. Sự phổ biến của các tấm pin năng lượng mặt trời theo công nghệ này được cho là một trong những lý do chính khiến giá sản phẩm này sụt giảm 80% trong giai đoạn 2008 – 2013.

Dự án Sản xuất pin năng lượng mặt trời tại Khu công nghiệp Đông Nam (TP.HCM) đã hoàn thành việc xây dựng nhà máy đầu tiên.

Tuy nhiên, theo đại diện của First Solar, việc sản xuất pin năng lượng mặt trời công nghệ màng mỏng Series 6, với nhiều sự khác biệt, ưu điểm nổi trội, sẽ là đối trọng cạnh tranh sòng phẳng với các công nghệ truyền thống.

Chỉ số chuyển đổi hiệu năng, tức là từ quang năng thành điện năng của dòng sản phẩm này là 18%, thậm chí có thể đạt trên 20%. Về lý thuyết, First Solar hoàn toàn có thể tiếp tục gia tăng hệ số chuyển đổi. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh sản xuất theo công nghệ truyền thống vẫn chưa thể đạt đến chỉ số này.

Giá cả là một trong những yếu tố quyết định trong cạnh tranh. Tuy nhiên, điều này không chỉ liên quan đến chi phí của năng lượng mặt trời, mà còn liên quan đến chi phí của năng lượng nói chung so với các loại năng lượng khác. Công nghệ thế hệ 6 sẽ đáp ứng được vấn đề này vì tính kinh tế cao gấp 3 lần so với các công nghệ truyền thống nhờ vào việc giúp giảm chi phí sản xuất đáng kể.

Với vũ khí chính là công nghệ mới nhất và sự đầu tư mạnh về vốn đầu tư cho các nhà máy tại Việt Nam cũng như tại Malaysia, có thể thấy, First Solar “đặt cược” cho việc cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ lớn nhất.

Cuộc đua mới bắt đầu, thời gian sẽ là câu trả lời chính xác nhất cho việc bên nào sẽ giành ưu thế. Nhưng có một điều khá chắc chắn là, thị trường sẽ được hưởng lợi từ sự cạnh tranh này, trong đó có các dự án điện mặt trời và khách hàng tại Việt Nam.

“Việt Nam đang có tham vọng hướng đến phát triển năng lượng xanh, do đó, chúng tôi hy vọng có thể đáp ứng được kỳ vọng này. Việt Nam là một thị trường rất mới, chúng tôi mong muốn trong thời gian tới sẽ có nhiều cuộc trao đổi với các cấp chính quyền và các nhà phát triển, đặc biệt là các nhà phát triển bất động sản, phát triển các dự án về năng lượng mặt trời, để tìm hiểu và đáp ứng được các kỳ vọng của thị trường Việt Nam”, đại diện của First Solar nói.

Hồng Sơn
Theo baodautu.vn

NAM ĐỊNH ĐÓN DỰ ÁN NHIỆT ĐIỆN “KHỦNG” VỐN HƠN 2 TỶ USD

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa phối hợp với UBND tỉnh Nam Định trao Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư Dự án BOT Nhiệt điện Nam Định 1 cho Công ty TNHH Điện Lực Nam Định thứ Nhất với tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD trên diện tích 242,71 ha tại xã Hải Châu và Hải Ninh, huyện Hải Hậu.

Cụ thể, chủ đầu tư Dự án là Công ty TNHH Điện lực Nam Định Thứ Nhất (có trụ sở tại Singapore), do liên danh đầu tư Tập đoàn Taekwang Power (Hàn Quốc) và Acwa Power (A-Rập-Xê-Út) đầu tư.

Dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1 được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao ký kết với Bộ Công Thương, địa điểm thực hiện dự án tại xã Hải Châu và Hải Ninh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định với diện tích 242,71 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông phát biểu tại buổi lễ.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông phát biểu tại buổi lễ.

Chủ đầu tư sẽ thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao nhà máy nhiệt điện đốt than, công suất khoảng 1.109,4 MW, bao gồm hai tổ máy với công suất khoảng 554.7 MW mỗi tổ máy. Ngày phải vận hành thương mại của Tổ Máy 1 không muộn hơn 51 tháng sau ngày khởi công. Tến độ xây dựng và vận hành thương mại không muộn hơn 57 tháng sau ngày khởi công. Thời hạn vận hành của Hợp đồng BOT là 25 năm sau ngày vận hành thương mại của Nhà máy điện.

Được biết, trước khi được trao giấy chứng nhận đầu tư, giữa các bên liên quan đã trải qua 10 năm đàm phán và đây cũng là dự án FDI có quy mô đầu tư lớn nhất tại tỉnh Nam Định từ trước đến nay.

Việc triển khai thực hiện thành công dự án sẽ tạo động lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Nam Định, tạo nguồn thu ngân sách, từng bước tạo diện mạo mới, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Đồng thời, bổ sung nguồn năng lượng điện cho tỉnh Nam Định, khu vực Đồng bằng sông Hồng nói riêng và cho Việt Nam trong những năm tới.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông trao Giấy chứng nhận đầu tư cho đại diện nhà đầu tư Công ty TNHH điện lực Nam Định thứ 1
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông trao Giấy chứng nhận đầu tư cho đại diện nhà đầu tư Công ty TNHH điện lực Nam Định thứ Nhất

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Đặng Huy Đông đề nghị các nhà đầu tư tập trung các nguồn lực để xây dựng nhà máy đảm bảo đúng tiến độ, thực hiện tốt các quy định bảo vệ môi trường. “Dự án phải trở thành tổ hợp công nghiệp điện hiện đại, thân thiện với môi trường”, ông Đặng Huy Đông kỳ vọng.

Trước mắt, ông Đặng Huy Đông đề nghị các nhà đầu tư sớm hoàn tất các thủ tục tiếp theo, trong đó có việc ký hợp đồng BOT với Bộ Công thương…

Thứ trưởng Đặng Huy Đông nhìn nhận, Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nam Định 1 có ý nghĩa quan trọng, vừa tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội cho tỉnh Nam Định, vừa bổ sung nguồn năng lượng cho khu vực Đồng bằng Sông Hồng và cho cả nước.

Về phía tỉnh Nam Định, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị cảm ơn Chính Phủ, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các Bộ, ngành liên quan đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để Nam Định và Nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục. Tỉnh Nam Định cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi theo pháp luật để nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án, giao Ban quản lý các Khu công nghiệp là đầu mối cùng với các sở, ngành, UBND huyện Hải Hậu phối hợp với nhà đầu tư thực hiện các thủ tục, công việc liên quan.

Đến năm 2016, toàn hệ thống điện quốc gia có tổng công suất các nguồn điện là 48. 674 MW. Trong đó thủy điện là 17.020 MW, nhiệt điện chạy than là 12.705 MW, nhiệt điện chạy khí là 7.684 MW, nhiệt điện chạy dầu là 1.154 MW, các nguồn khác là 109 MW. Để đảm bảo đủ điện năng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020, các nhà máy điện phải tăng tổng công suất lên 60.000 MW, tức là từ nay đến năm 2020 cả nước cần đưa vào vận hành thêm khoảng 20.000 MW…
Mạnh Tùng – Phương Liên
theo baodautu.vn

KHỞI CÔNG NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI LỚN NHẤT VIỆT NAM

Kinh phí xây dựng gần 5.000 tỷ đồng, Nhà máy điện mặt trời có thể đóng góp 450 triệu kWh mỗi năm cho điện lưới quốc gia.

Ngày 7/7, UBND tỉnh Ninh Thuận cùng Tập đoàn Trung Nam khởi công dự án Nhà máy điện mặt trời trên vùng diện tích gần 300 ha tại xã Bắc Phong và Xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc.

Với tổng công suất 204 MW, đây là dự án điện mặt trời lớn nhất nước và cũng là dự án tích hợp năng lượng tái tạo đầu tiên tại Việt Nam, khi tận dụng khu vực để đặt cột tua-bin khai thác điện gió và tấm pin khai thác điện mặt trời.

Các tấm pin của dự án được thiết kế gắn trên hệ giá đỡ xoay 120 độ, tự động xoay độc lập và điều chỉnh hướng đón bức xạ mặt trời theo thời gian trong ngày, hoặc xoay tránh bị khuất bóng của các cột điện gió, để tăng hiệu suất khai thác 15-20%.

Phó chủ tịch Quốc Hội Phùng Quốc Hiển cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công. Ảnh: Hữu Nguyên

Phó chủ tịch Quốc Hội Phùng Quốc Hiển cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công. Ảnh: Hữu Nguyên.

Dự án có quy mô khổng lồ với hơn 705.000 tấm pin mặt trời được bố trí trên 7.800 hệ thống giá đỡ. Ước tính tổng khối lượng thiết bị điện lắp đặt cho dự án là hơn 60.000 tấn.

Ông Nguyễn Tâm Thịnh (đại diện chủ đầu tư dự án) cho biết, khi đưa vào vận hành Nhà máy điện mặt trời có thể đạt tổng sản lượng tối đa khoảng 450 triệu kWh mỗi năm. Sản lượng điện trên khi hòa vào mạng lưới điện quốc gia sẽ cung cấp, bổ sung nguồn điện cho tỉnh Ninh Thuận và cả nước.

Bên cạnh việc đẩy mạnh khai thác tiềm năng tự nhiên của tỉnh, dự án sẽ thúc đẩy kinh tế – xã hội vùng, khi ưu tiên nguồn nhân lực địa phương và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực.

“Việc khai thác năng lượng tái tạo quy mô lớn và tích hợp như trang trại điện mặt trời – điện gió sẽ góp phần bảo vệ môi trường khi giảm thiểu đáng kể lượng khí thải nhà kính, lượng phế phẩm từ quá trình sinh nhiệt do sử dụng nhiên liệu hóa thạch”, ông Thịnh nói và cho biết nhà máy dự kiến vận hành vào tháng 6 năm sau.

Phát biểu tại lễ khởi công, Phó chủ tịch Quốc Hội Phùng Quốc Hiển yêu cầu tỉnh Ninh Thuận phát huy tiềm năng, sớm đưa tỉnh trở thành trung tâm năng lượng tái tạo.

Theo quy hoạch của UBND tỉnh Ninh Thuận, đến năm 2020 sẽ phát triển 2.000 MW điện mặt trời. Hiện đã có 27 dự án với tổng công suất 1.600 MW, trong đó 11 dự án đã triển khai có tổng công suất khoảng 800 MW.

Ninh Thuận với tỷ lệ bức xạ mặt trời trực tiếp trung bình luôn cao hơn 4,5 kWh trên mỗi m2; có đến 2.800 giờ nắng trong năm – cao hơn các tỉnh lân cận. Ngoài ra, với 8000 ha vùng nắng của Ninh Thuận không bị ảnh hưởng từ bão (do được bao bọc bởi các cao nguyên và dãy núi) là những yếu tố quan trọng giúp địa phương trở thành khu vực có tiềm năng lớn nhất để xây dựng các dự án điện mặt trời bên cạnh các nguồn năng lượng tái tạo khác.

Hữu Công

Theo vnexpress.net